Tập đoàn Petrovietnam: Doanh nghiệp “nòng cốt” của ngành dầu khí
Sơ lược về Tập đoàn Petrovietnam
Thực hiện vai trò là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ, Tập đoàn Dầu khí đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Tập đoàn này sở hữu số lượng lao động hùng hậu gồm với gần 60.000 người, có trình độ cao và làm chủ các hoạt động trong và ngoài nước.
Tập đoàn Petrovietnam đã gây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí đồng bộ, hoàn chỉnh từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác đến phát triển công nghiệp điện khí chế biến và dịch vụ dầu khí, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Là hạt nhân trong việc hình thành nên các khu công nghiệp tập trung tại Đà Nẵng, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu - Đồng Nai - Hiệp Phước, Nghi Sơn - Thanh Hóa, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là đơn vị chủ lực của ngành dầu khí và đầu tàu dẫn dắt các lĩnh vực kinh tế khác phát triển, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Tập đoàn Petrovietnam
Về tầm nhìn chiến lược, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển ngành dầu khí Việt Nam thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng đồng bộ, hoàn chỉnh, then chốt bao gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối dịch vụ và xuất nhập khẩu đóng góp vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tập đoàn Petrovietnam hoạt động dựa trên tinh thần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là đầu tàu kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hùng mạnh.
Bên cạnh đó là xây dựng tập đoàn và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí có tiềm lực lớn về tài chính và khoa học công nghệ, chủ động tích cực hội nhập quốc tế.
Quy mô Tập đoàn dầu khí Việt Nam
Tính đến nay, tổng tài sản hợp nhất của Tập đoàn Petrovietnam là 40 tỷ USD với nguồn vốn chủ sở hữu hợp nhất là 21,5 tỷ USD. Với đội ngũ lao động hùng mạnh gồm gần 60.000 thành viên, Petrovietnam đảm bảo năng lực chuyên môn cao và tinh thần kỷ luật, trách nhiệm có khả năng sáng tạo và chuyên nghiệp để xây dựng một hệ thống công nghiệp dầu khí đồng bộ và hoàn chỉnh. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đóng vai trò quan trọng đóng góp cho nguồn ngân sách quốc gia.
Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam hoạt động trong 5 lĩnh vực bao gồm:
• Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí
• Công nghiệp khí
• Chế biến dầu khí
• Công nghiệp điện và năng lượng tái tạo
• Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí chất lượng cao
Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Petrovietnam
- Giai đoạn 1961-1987
Tháng 26/11/1961, thành lập Đoàn thăm dò dầu lửa 36 là tổ chức lần đầu tiên của những người đi tìm lửa. Ngày này cũng được lấy là Ngày truyền thống ngành dầu khí Việt Nam.
Tháng 9/1975, thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam là tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Năm 1986, thực hiện khai thác tấn dầu thô đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ.
Năm 1981, tập đoàn đưa mỏ khí Tiền Hải C-Thái Bình vào khai thác thương mại.
- Giai đoạn 1988-2005
Năm 1988, Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2000 được ban hành. Cũng trong năm đó, tập đoàn khai thác tấn dầu thương mại đầu tiên trong tầng chứa phi truyền thống đá móng nứt nẻ của mỏ Bạch Hổ. Năm 1990, thành lập Tổng Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.
Năm 1995, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam ra đời. Đến năm 1988, đưa dự án Nhà máy xử lý khí Dinh Cố vào hoạt động. Vào năm 2004, khánh thành Nhà máy Đạm Phú Mỹ.
- Giai đoạn 2006-2014
Năm 2006, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ra đời, thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Đồng thời trong năm này, khai thác tấn dầu thô đầu tiên tại nước ngoài (Mỏ Cendor, Lô PM-304, Malaysia).
Vào năm 2008, hoàn thành hệ thống Đảng - đoàn thể từ Tập đoàn đến đơn vị. Ba năm sua đó, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được khánh thành.
Năm 2012, tập đoàn công bố lô sản phẩm thương mại đầu tiên của Nhà máy đạm Cà Mau, đánh dấu bước hoàn chỉnh cụm dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Bên cạnh đó, khánh thành giàn khoan tự nâng 90m nước Tam Đảo 03.
- Giai đoạn: Năm 2015 đến nay
Năm 2015, Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1. Đến năm 2018, Khu liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn được đưa vào hoạt động.
Vào năm 2021, Tập đoàn Petrovietnam đặt mục tiêu kép: vừa ứng phó hiệu quả trước bối cảnh bùng phát dịch bệnh, vừa ổn định sản xuất kinh doanh. Đến nay, quy mô tổng tài sản hợp nhất của tập đoàn là 37 tỷ USD với nguồn vốn chủ sở hữu hợp nhất là 21 tỷ USD. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng đội ngũ gần 60.000 lao động có đủ khả năng để thực hiện các hoạt động dầu khí trong nước và quốc tế. Đồng thời liên tục đóng góp lớn cho nguồn ngân sách quốc gia.
Kết quả kinh doanh gần đây của Tập đoàn Petrovietnam
Báo cáo của PVN cho thấy, tập đoàn đã đạt doanh thu kỷ lục 931,2 nghìn tỷ đồng trong năm 2022. Theo đó, năm 2022 là năm thứ ba công tác “Quản trị biến động” đạt thành tích nổi bật của Petrovietnam. Đây là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến kết quả toàn diện của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó EVN cũng đã thực hiện thành công các giải pháp đối phó trước những biến động của kinh tế - chính trị và có được những con số ấn tượng.
Đáng chú ý, không chỉ nỗ lực vượt qua khó khăn, tập đoàn cũng đã tận dụng được tốt những cơ hội trên thị trường để tạo ra nhiều kỷ lục trong hơn 60 năm xây dựng và phát triển ngành dầu khí Việt Nam.
Trong năm 2022, tập đoàn đạt doanh thu 931,2 nghìn tỷ đồng, trong đó, giá dầu năm 2022 đạt 107USD/thùng, sản lượng năm 2022 đạt 18,92 triệu tấn quy dầu, sản lượng dầu khí suy giảm cùng với đà suy giảm của mỏ.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 82,2 nghìn tỷ đồng. Trước đó, con số ghi nhận mức cao nhất là 70,6 nghìn tỷ đồng vào năm 2013 với giá dầu năm đó đạt 112,5USD/thùng. Trong năm 2022, xuất khẩu đạm của tập đoàn cũng ghi nhận mức cao kỷ lục khi tăng 2,1 lần so với năm 2021, đạt 606 nghìn tấn.
Theo thông tin từ Petrovietnam, tập đoàn đã đạt kỷ lục mới về doanh thu trong năm 2023, Petrovietnam với 942,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6 nghìn tỷ đồng so với năm 2022 bất chấp tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn.
Cung ứng hơn 13 triệu tấn xăng dầu, đáp ứng tới 75% nhu cầu xăng dầu của cả nước trong năm, Petrovietnam ngày càng cho thấy vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cân đối vĩ mô, tham gia đáng kể vào bình ổn thị trường cũng như cung cấp nhiên liệu cho an ninh quốc phòng.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là một tập đoàn kinh tế nhà nước đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế Việt Nam. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Petrovietnam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.