ISSN-2815-5823
ÁNH DƯƠNG
Chủ nhật, 20h58 05/11/2023

Tin khoa học - công nghệ nổi bật tuần qua: Việt Nam vô địch cuộc thi tấn công mạng lớn nhất thế giới

(KDPT) - Việt Nam vô địch cuộc thi tấn công mạng lớn nhất thế giới; Bộ TT&TT và các nhà mạng sử dụng tên định danh để chống cuộc gọi mạo danh; Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính; Kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng;... là những tin tức về khoa học - công nghệ nổi bật tuần qua.

Việt Nam vô địch cuộc thi tấn công mạng lớn nhất thế giới

Đêm 27/10 theo giờ Việt Nam, Team Viettel - đội ngũ chuyên gia của Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security – VCS) đã xuất sắc giành ngôi vô địch cuộc thi Pwn2Own Toronto 2023. Đây là lần đầu tiên một công ty an ninh mạng Việt Nam đứng nhất toàn đoàn tại cuộc thi tấn công mạng lớn nhất thế giới.

Đội hình của Viettel gồm 16 chuyên gia An toàn thông tin (ATTT) trong đó có 75% thế hệ Gen Z - Ảnh: VGP/PD
Đội hình của Viettel gồm 16 chuyên gia An toàn thông tin (ATTT) trong đó có 75% thế hệ Gen Z - Ảnh: VGP/PD

Năm nay, Team Viettel mang tới Pwn2Own Toronto 2023 đội hình gồm 16 chuyên gia An toàn thông tin (ATTT) trong đó có 75% thế hệ Gen Z. Các hacker mũ trắng đến từ VCS đã tấn công kiểm thử vào các thiết bị mục tiêu gồm điện thoại di động, 3 chủng loại máy in, loa thông minh, SOHO Smash-up (thiết bị văn phòng nhỏ) và thiết bị lưu trữ mạng.

Team Viettel đã đạt điểm tuyệt đối tại 7/7 hạng mục, với số điểm 30, cách biệt với đội đứng thứ nhì là 12.75 điểm và trở thành nhà vô địch thế giới một cách thuyết phục.

Vô địch Pwn2Own 2023 đã giúp Công ty An ninh mạng Viettel tiếp tục khẳng định vị thế của một đơn vị an toàn thông tin tầm cỡ quốc tế, tạo dấu ấn trên bản đồ an ninh mạng thế giới.

Pwn2Own là cuộc thi tấn công mạng uy tín và lớn nhất thế giới được Zero Day Initiative tổ chức thường niên từ năm 2007, được ví như World Cup của giới bảo mật. Năm 2023, có hơn 20 đội thi đến từ 17 quốc gia. Đội ngũ chuyên gia của VCS đã tham gia Pwn2Own 6 lần. Trong đó ngay lần đầu tiên đã đứng thứ 5. Vô địch Pwn2Own 2023 đã giúp VCS tiếp tục khẳng định vị thế của một đơn vị an toàn thông tin tầm cỡ quốc tế, tạo nên dấu ấn trên bản đồ an ninh mạng thế giới.
Khoa học, công nghệ góp phần hiện đại hóa và phát triển bền vững ngành nông nghiệp Khoa học, công nghệ góp phần hiện đại hóa và phát triển bền vững ngành nông nghiệp

(KDPT) - Khi nhắc đến nông nghiệp, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến những cánh đồng xanh rợp bóng cây trồng và những ...

Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia

(KDPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 175/NQ-CP ngày 30/10/2023 phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Bộ TT&TT và các nhà mạng sử dụng tên định danh để chống cuộc gọi mạo danh

Từ ngày 27/10, tất cả các số điện thoại của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông gọi đến người dân đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”. Tương tự, cuộc gọi của doanh nghiệp viễn thông tới khách hàng cũng hiển thị tên định danh của nhà mạng.

Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia
Ảnh minh h

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian vừa qua, một số đối tượng đã sử dụng số thuê bao cố định, di động giả mạo xưng danh là Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an, Viện kiểm sát, Ngân hàng, nhà mạng viễn thông… gọi điện đến số điện thoại cố định, di động của người dân.

Mục đích của các đối tượng là thu thập thông tin nhằm hù dọa, lừa đảo để từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân. Hiện tượng này đang có xu hướng ngày càng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Để phòng chống hình thức lừa đảo qua các cuộc gọi mạo danh, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo Cục Viễn thông triển khai cấp tên định danh (Voice brandname) cho các số điện thoại là các số đường dây nóng của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng thời cấp tên định danh cho các nhà mạng viễn thông di động, cố định như VNPT, Viettel, MobiFone, FPT… Giải pháp này được đánh giá cũng sẽ giúp người dân nâng cao cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo.

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông kể từ ngày 27/10/2023, tất cả các số điện thoại gọi đến người dân từ các đơn vị thuộc Bộ gồm Văn phòng Bộ, Cục Báo chí, Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”.

Việt Nam tạo bước tiến công nghệ mới khi phát triển thành công chip 5G Việt Nam tạo bước tiến công nghệ mới khi phát triển thành công chip 5G

(KDPT) - Chip 5G DFE được Viettel công bố tại Triển lãm Quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023), diễn ra ...

Ra mắt mạng lưới bán dẫn đầu tiên tại Việt Nam Ra mắt mạng lưới bán dẫn đầu tiên tại Việt Nam

(KDPT) - Ngày 29/10, tại NIC Hòa Lạc, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023), đã ...

Việt Nam tăng bậc về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính

Theo đánh giá của Liên minh Bưu chính thế giới - UPU, chỉ số tích hợp phát triển bưu chính của Việt Nam năm 2022 đạt cấp độ 6, lên 1 cấp độ so với kỳ đánh giá trước.

Những nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường đã phát huy hiệu quả tích cực góp phần nâng cao thứ hạng bưu chính của Việt Nam. (Ảnh minh họa)
Những nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường đã phát huy hiệu quả tích cực góp phần nâng cao thứ hạng bưu chính của Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Theo đó, chỉ số tích hợp phát triển bưu chính (2IPD) của Việt Nam năm 2022 đạt 51 điểm (tăng 4,5 điểm so với năm 2021). Trong đó, các điểm thành phần của cả 4 tiêu chí đánh giá là độ tin cậy, độ phủ, tính phù hợp và khả năng phục hồi đều tăng.

Đáng chú ý, điểm số về độ tin cậy tăng mạnh nhất, từ 79,6 điểm lên 90 điểm. Điều này cho thấy sự đa dạng trong cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ cũng như tốc độ giao hàng của bưu chính Việt Nam đã được nâng cao đáng kể.

Trước đó, trong năm 2021, Việt Nam được xếp ở cấp độ 5, nhóm các nước có doanh nghiệp bưu chính được chỉ định đã đáp ứng được các yêu cầu cốt lõi để phát triển, tạo tiền đề cho sự bền vững trong tương lai và kỳ vọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

Google, Temasek và Bain & Co vừa công bố báo cáo Kinh tế số khu vực Đông Nam Á năm 2023. Báo cáo bao trùm 6 quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia với tổng dân số 605 triệu người. Năm lĩnh vực dẫn đầu trong nền kinh tế số khu vực là thương mại điện tử (TMĐT), vận tải và thực phẩm, du lịch trực tuyến, giải trí trực tuyến và dịch vụ tài chính.

Hình minh họa.
Hình minh họa.

Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Co dành một phần riêng để nói đến kinh tế số Việt Nam. Theo đó, sản xuất và xuất khẩu sẽ là chìa khóa để tăng trưởng. Các chuyên gia cho biết, trong khi Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng khi doanh nghiệp toàn cầu tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đầu tư công nhằm giải quyết điểm nghẽn hạ tầng là cần thiết để mở khóa tăng trưởng. Tiền lương và việc làm cũng ảnh hưởng đến kinh tế số.

Truyền thông số đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam nhờ nhu cầu của người dùng và sự tham gia của nhiều người chơi trong nước. Game, đặc biệt là game di động, tăng trưởng rất nhanh và một số nhà phát triển đã tìm được thành công ở nước ngoài. Nhà cung cấp dịch vụ stream nhạc theo yêu cầu ngày càng phổ biến.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/11/2024