ISSN-2815-5823
ÁNH DƯƠNG
Thứ hai, 17h06 30/10/2023

Tin tức khoa học - công nghệ 30/10: Nhân lực Blockchain - Chìa khóa quan trọng để thúc đẩy kinh tế số

(KDPT) - Nhân lực Blockchain - Chìa khóa quan trọng để thúc đẩy kinh tế số; Cảnh báo lỗ hổng nghiêm trọng trong sản phẩm BIG-IP; Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia; Amazon ra mắt robot làm việc trong kho hàng;... là những tin tức tổng hợp về khoa học - công nghệ nổi bật hôm nay.

Nhân lực Blockchain - Chìa khóa quan trọng để thúc đẩy kinh tế số

Sáng 30/10, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) đã tổ chức hội thảo “Thúc đẩy Đổi mới Sáng tạo và Quản trị rủi ro trong Ứng dụng blockchain” nhằm thúc đẩy việc ứng dụng và đào tạo Blockchain tại Việt Nam.

Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Đổi mới Sáng tạo (VIIE) 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) Hòa Lạc (Hà Nội).

10 nhà khoa học trẻ nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2023 10 nhà khoa học trẻ nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2023

(KDPT) - Tối 27/10, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Giải ...

10 nhà khoa học trẻ nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2023
Ảnh minh họa.

Theo Báo cáo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), năm 2023, Việt Nam xếp hạng 46/132 quốc gia trên thế giới về đổi mới sáng tạo, tăng 2 bậc so với năm 2022. Việt Nam cũng được đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua.

Để đạt được kết quả đó, Chính phủ Việt Nam đã dành nhiều nguồn lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua việc phát triển các công nghệ hiện đại. Trong đó, công nghệ Blockchain cùng Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và Big Data, giữ vị trí đứng đầu trong danh mục cần ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Báo cáo của Boston Consultant Group cho thấy, tổng tài sản mã hóa sẽ đạt mốc 16.000 tỷ USD vào năm 2030, tương đương 10% tổng GDP của tất cả các quốc gia toàn cầu. Nếu coi đây là một nền kinh tế, nó có thể đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và tương đương quy mô của nhiều cường quốc khác như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Pháp cộng lại.

Theo Ông Hoàng Văn Huây, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, khả năng ứng dụng của Blockchain vào các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ sẵn có hoặc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới vô cùng linh hoạt, giá trị cao, vượt trội hơn hẳn so với các công nghệ khác từ trước tới nay.

Tuy nhiên, do sự mới mẻ về công nghệ, vẫn còn có những hạn chế trong việc thúc đẩy ứng dụng Blockchain. Do vậy, ông Hoàng Văn Huây cho rằng, để Blockchain trở thành một công nghệ trụ cột đột phá, góp phần phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam cần nhanh chóng phổ cập kiến thức và ứng dụng Blockchain trong mọi ngành kinh tế, kỹ thuật và quản lý xã hội.

Cảnh báo lỗ hổng nghiêm trọng trong sản phẩm BIG-IP

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tiếp tục đưa ra thông báo, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia – NCSC thuộc Cục đã ghi nhận mã khai thác của lỗ hổng CVE-2023-46747, cho phép đối tượng tấn công vượt qua cơ chế xác thực và lạm dụng tính năng Traffic Management User Interface (TMUI) nhằm thực thi mã từ xa.

Lỗ hổng CVE-2023-46747 tồn tại trong sản phẩm BIG-IP của hãng F5 được đánh giá có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng với điểm đánh giá CVSS là 9.8/10. Lỗ hổng này ảnh hưởng đến tất cả module F5 BIG-IP, từ phiên bản 13.1.0 đến 13.1.5, từ 14.1.0 đến 14.1.5, từ 15.1.0 đến 15.1.10, từ 16.1.0 đến 16.1.4 và 17.1.0.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của lỗ hổng CVE-2023-46747 trong sản phẩm F5 BIG-IP, Cục An toàn thông tin nhận định rằng, việc rà soát và nâng cấp phiên bản hoặc áp dụng biện pháp khắc phục thay thế cần được thực hiện ngay lập tức.

Để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị, góp phần bảo đảm an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin đã khuyến nghị đơn vị chuyên trách CNTT, an toàn thông tin của các bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cùng các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện ngay một số việc.

Cụ thể, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra, rà soát các sản phẩm F5 BIG-IP đang sử dụng có khả năng bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng CVE-2023-46747 hay không.

Trường hợp có ảnh hưởng bởi lỗ hổng bảo mật CVE-2023-46747, biện pháp tốt nhất để khắc phục là nâng cấp phần mềm sản phẩm F5 BIG-IP lên phiên bản mới nhất để tránh nguy cơ bị tấn công. Nếu chưa thể nâng cấp, các đơn vị cần thực hiện theo hướng dẫn của hãng F5.

Cục An toàn thông tin cũng đề nghị các đơn vị tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.

Ra mắt mạng lưới bán dẫn đầu tiên tại Việt Nam Ra mắt mạng lưới bán dẫn đầu tiên tại Việt Nam

(KDPT) - Ngày 29/10, tại NIC Hòa Lạc, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023), đã ...

Doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội để phát triển ngành công nghiệp hydro xanh Doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội để phát triển ngành công nghiệp hydro xanh

(KDPT) - Phát triển công nghiệp hydrogen xanh đang được xem là một hướng đi cho Việt Nam trong lộ trình chuyển đổi năng ...

Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 175/NQ-CP ngày 30/10/2023 phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Quan điểm là xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, phù hợp với xu thế và xứng tầm thế giới. Công tác triển khai cần thực hiện nhanh nhằm tạo nền tảng để thay đổi một cách căn bản, toàn diện việc thu thập, lưu trữ, quản lý, cung cấp, tích hợp, chia sẻ thông tin, phân tích dữ liệu của Chính phủ bảo đảm mục tiêu quản lý xã hội, chỉ đạo điều hành, cung cấp dịch vụ công và tiện ích cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; sản phẩm tạo ra phải là công cụ giải quyết, tháo gỡ các điểm nghẽn, cũng như tạo đột phá trong phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia và các hệ thống cơ sở dữ liệu khác hình thành trong tương lai. Trung tâm dữ liệu quốc gia phải trở thành một thành phần hạ tầng số quan trọng phục vụ phát triển kinh tế và quản lý xã hội phù hợp với đặc điểm của Việt Nam…

Doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội để phát triển ngành công nghiệp hydro xanh
Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia. (Ảnh minh họa: Báo Chính phủ)

Vai trò của Trung tâm dữ liệu quốc gia là tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, khai thác, chia sẻ, phân tích và điều phối tất cả các dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu liên quan đến con người (bao gồm người có quốc tịch Việt Nam và người có liên quan đến hoạt động kinh tế - xã hội tại Việt Nam) theo quy định của pháp luật để tạo dựng kho dữ liệu về con người; dữ liệu liên quan đến con người bao gồm các thông tin đã được số hóa có nội dung gắn với con người bao gồm: dữ liệu dân cư, bảo hiểm, y tế và an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo, cán bộ công chức, viên chức, căn cước, hộ tịch, hoạt động tài chính, và các hoạt động khác từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương và các cơ sở dữ liệu khác.

Sử dụng các dữ liệu đã được thu thập, đồng bộ để thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải thiện sự phục vụ của cơ quan nhà nước cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, tiến hành phân tích chuyên sâu nhằm hỗ trợ Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước; đưa ra các chính sách an sinh liên quan đến bảo hiểm, y tế, giáo dục,... góp phần thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ cho xã hội.

Amazon ra mắt robot làm việc trong kho hàng

Gã khổng lồ công nghệ Amazon đã triển khai một robot di chuyển "hai chân" có tên Digit. Robot này có thể nâng và di chuyển container bằng “tay” của nó.

Theo thông tin từ Amazon: “Kích thước và hình dạng của robot rất phù hợp với các tòa nhà và chúng tôi tin rằng sẽ có nhiều cơ hội lớn để mở rộng các giải pháp thao tác di chuyển và đặc biệt Digit có thể "cộng tác" với nhân viên làm việc hiệu quả."

[WIDGET_VIDEO:::77]

Robot ban đầu sẽ được sử dụng để nhặt và thu gom các giỏ rỗng cho công nhân, nghĩa là con người sẽ không cần phải di chuyển nhiều.

Robot Digit được xây dựng bởi Agility Robotics, một công ty khởi nghiệp được Amazon hỗ trợ vào năm ngoái từ quỹ đầu tư trị giá 1 tỷ USD.

Theo tờ Guardian, Giám đốc công nghệ của Amazon Robotics Ông Tye Brady chia sẻ: Con người là “không thể thay thế” trong các trung tâm xử lý đơn hàng. Ông cho biết việc ra mắt Digit không có nghĩa là Amazon sẽ cần ít nhân công hơn. Ngoài ra robot có thể giúp “loại bỏ tất cả các nhiệm vụ tầm thường, nhàm chán và lặp đi lặp lại” trong sản xuất kinh doanh của Amazon.

Tuy nhiên, Giáo sư Carl Frey, một chuyên gia trí tuệ nhân tạo tại Đại học Oxford, cho biết: “Tự động hóa kho hàng đã diễn ra vào những năm 1980, các công ty về cơ bản xây dựng lại và định hình lại môi trường nhà máy để giúp robot điều hướng dễ dàng hơn và không có nghĩa là các nhà kho sẽ hoàn toàn tự động mà vẫn phải có kỹ thuật viên.

Cũng mới đây gã khổng lồ công nghệ Amazon đã công bố triển khai hệ thống robot có tên Sequoia tại một nhà kho ở Houston (Mỹ). Hệ thống này kết hợp một trạm làm việc robot với các máy thu thập và phân loại các gói hàng để giao hàng.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội, Amazon cho biết: Với hệ thống này, nhân viên sẽ không còn phải thường xuyên vươn tay lên cao hoặc ngồi xổm xuống để nhận đơn đặt hàng của khách hàng, robot nhằm hỗ trợ những công việc này nhằm giảm nguy cơ chấn thương cho nhân viên.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/11/2024