Tối ưu hóa hiệu quả mạng 5G kết hợp công nghệ đột phá AI và blockchain
Sự kiện do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Việt Nam), Hội Vô tuyến điện - Điện tử Việt Nam (REV), Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức cùng với sự phối hợp từ Cục Tần số Vô tuyến điện và Cục Viễn thông.

Với chủ đề "Phát triển dịch vụ 5G: hỗ trợ triển khai dịch vụ công và củng cố hạ tầng mạng", World Mobile Broadband, Cloud & AI Summit 2025 tập trung vào chia sẻ về phát triển và các đóng góp liên quan đến hạ tầng băng thông rộng di động tại Việt Nam, tối ưu hóa hiệu quả mạng 5G thông qua việc kết hợp công nghệ đột phá như AI và blockchain. Hội thảo cũng sẽ khai thác sự sáng tạo trong trí tuệ nhân tạo (AI), robot, tự động hóa trong ngành viễn thông để tối ưu hóa quy trình vận hành và tạo ra những mô hình kinh doanh mới.
Phát biểu khai mạc sự kiện, TS. Trần Đức Lai - Chủ tịch Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam (REV) nhận định, năm 2024 là năm đánh dấu những thành tựu quan trọng của ngành viễn thông Việt Nam. Tổng doanh thu dịch vụ đạt khoảng 147 nghìn tỷ đồng, tăng 3,49% so với năm 2023, thể hiện sức tăng trưởng ổn định của lĩnh vực này. Đặc biệt, tỷ lệ triển khai Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn tài nguyên Internet trên cơ sở hạ tầng khóa công khai (RPKI) đạt 88%, con số ấn tượng cho thấy cam kết bảo mật thông tin.
"Đảng và Nhà nước đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc thông qua việc ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về "Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia". Nghị quyết 57 nhấn mạnh quan điểm phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, công nghệ số trên nguyên tắc hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí", TS. Trần Đức Lai cho biết.

Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các nghị định hỗ trợ ngành viễn thông, đặc biệt là Nghị định 147/2024/NĐ-CP và 163/2024/NĐ-CP, nhằm tối ưu hóa tài nguyên tần số, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp viễn thông nhỏ và vừa, đồng thời hỗ trợ môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Trong tương lai, ngành viễn thông Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy nền kinh tế số, đặc biệt là khi các công nghệ như AI, 5G, điện toán đám mây và máy tính lượng tử trở thành phần không thể thiếu trong các chiến lược phát triển quốc gia. 5G góp phần hiện đại hóa dịch vụ công, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, tổ chức, DN, và xây dựng đô thị thông minh. Việt Nam đang trên hành trình thực hiện CĐS quốc gia với sự tham gia của nhiều thành phần và khu vực. Việc phát triển dịch vụ 5G tại Việt Nam là nhiệm vụ chiến lược, gắn liền với các mục tiêu lớn về chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030.
Các chuyên gia nhấn mạnh, trong tương lai, ngành viễn thông Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy nền kinh tế số, đặc biệt là khi các công nghệ như AI, 5G, điện toán đám mây và máy tính lượng tử trở thành phần không thể thiếu trong các chiến lược phát triển quốc gia.
Song song đó, việc xây dựng các trung tâm dữ liệu hiện đại đạt tiêu chuẩn xanh, đáp ứng chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, Việt Nam cũng đang chuẩn bị cho công nghệ 6G. Các nghiên cứu về 6G cũng đang được tiến hành, tập trung vào các băng tần phù hợp cho mạng không gian và mạng mặt đất, đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên băng tần.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, ban tổ chức công bố và vinh danh các nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng di động, ISP và điện toán đám mây tiêu biểu năm 2025. Giải thưởng thường niên này do Hội REV và IDG Việt Nam thực hiện từ năm 2017./.
- Việt Nam trước cơ hội và thách thức phát triển công nghệ viễn thông 5G
- MobiFone: Top 100 thương hiệu viễn thông giá trị nhất thế giới