Báo chí trong kỷ nguyên AI: Cơ hội đi cùng thách thức
Nỗ lực để giải quyết hài hòa các nhiệm vụ
Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của các mạng xã hội (MXH), các cơ quan báo chí chính thống phần nào bị lu mờ. Đây được xem là thách thức của báo chí khi tốc độ lan tỏa thông tin là điểm mạnh của các MXH. Thậm chí, có những thời điểm, nhiều người còn lo ngại báo chí có nguy cơ “đi sau”, phải “chạy theo”những nền tảng này.
Tuy nhiên, trước vấn nạn tin giả, thông tin sai sự thật xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội đang diễn ra ngày càng nhiều, người ta mới thấy vai trò quan trọng của báo chí chính thống, của nhà báo trong việc xác minh tính xác thực của thông tin.
Tại Việt Nam, mỗi ngày, hàng trăm nghìn thông tin được đăng tải trên Facebook,Tiktok, tuy nhiên các thông tin được nhiều người quan tâm và có độ tin cậy cao thì phần lớn vẫn là tin báo chí được đăng tải.
Điều này cũng cho thấy rằng, giá trị của tin tức, việc chuyển tải thông tin và xác minh thông tin của nhà báo vẫn là nhiệm vụ quan trọng để người đọc chọn lọc thông tin.Và để có được lợi thế trong cạnh tranh với mạng xã hội, đội ngũ người làm báo, cơ quan báo chí chính thống đã phải nỗ lực để có thể giải quyết hài hòa giữa hai nhiệm vụ.
Đó là làm thế nào để vừa có thể đưa thông tin nhanh nhạy, kịp thời, đáp ứng nhu cầu của công chúng mà vẫn đảm bảo độ tin cậy, tính định hướng dư luận của báo chí. Bên cạnh đó, nỗ lực đổi mới, bắt nhịp xu thế công nghệ để không bị tụt lại phía sau trong kỷ nguyên hiện đại cũng là nỗi trăn trở với nhiều cơ quan báo chí.
Hiện nay, một xã hội số gắn liền với Internet đã không còn quá xa lạ với mọi người. Lĩnh vực báo chícũng không nằm ngoài xu thế đó khi đa phần những công nghệ làm báo tân tiến đã có mặt tại Việt Nam,từ các thiết bị phát thanh - truyền hình cho đến các hệ thống quản trị nội dung cho báo điện tử, từ các hệ thống công nghệ phức tạp cho tòa soạn tới những công cụ tác nghiệp cá nhân của các nhà báo.
Tuy nhiên, sở hữu hệ thống công nghệ hay máy móc hiện đại không đồng nghĩa với một tòa soạn hiện đại và một phương thức làm báo hiện đại, nếu không đi kèm một chiến lược rõ ràng, biết công nghệ nào là hữu ích cho tờ báo của mình hoặc công nghệ nào không phù hợp, để tránh đầu tư dàn trải và tốn kém.
Tại Hội thảo chuyên đề “Tương lai của Báo chí và trí tuệ nhân tạo” diễn ra tháng 3/2024, ông Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: “Mỗi cơ quan báo chí hãy tìm ra phần sức mạnh của mình, để tạo ra môhình kinh doanh phù hợp. Không có mô hình kinh doanh nào là đúng với tất cả mọi cơ quan báo chí,nhưng mà nếu biết tận dụng phân khúc, lợi thế của mình thì sẽ rất hiệu quả”.
Cũng theo nhà báo Lê Quốc Minh, hiện chúng ta sử dụng AI như một trào lưu, một cơn sốt và chúng ta có đề cập đến tiện ích rất nhiều nhưng đôi khi chúng ta chỉ nhìn thấy ra những cái lợi thế của nó mà chưa nhận thấy những rủi ro có thể mang lại. Nếu đặt câu hỏi là trong 12 tháng tới thì lĩnh vực nào được ưu tiên thì hầu như các cơ quan báo chí đều cho rằng đầu tư vào AI là rất quan trọng, bên cạnh phân tích dữ liệu và video như là Audio Podcast...
Tuy nhiên, chỉ có 34% thì rất lạc quan rằng, AI tạo sinh sẽ mang lại cơ hội cho họ, có 8% thì hoàn toàn không lạc quan chút nào. Tuy nhiên, có 67% các cơquan cho rằng là không được chuẩn bị tốt để đón bắt những cơ hội mà AI mang lại.
Vũ khí lớn nhất chính là tinh thần học hỏi
Ông Nguyễn Hoàng Nhật - Phó Tổng Biên tập Báo điện tử VietnamPlus chia sẻ, trong thời đại AI thì “vũ khí” lớn nhất của nhà báo chính là tinh thần học hỏi không ngừng.
“Vũ khí lớn nhất của nhà báo thời nay chính là tinh thần học hỏi. Nhiều người giờ hay nói về hội chứng FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ) và nó cũng sẽ đúng phần nào đó với những người làm báo. Cá nhân tôi cũng tham gia đào tạo nhiều lớp nghiệp vụ về công nghệ cho báo chí, trong đó có AI. Tôi luôn chứng kiến năng lượng học hỏi nhiệt tình của các học viên, kể cả từ các cơ quan báo chí địa phương. Tinh thần đó là một lợi thế lớn để chúng ta vượt qua những khoảng cách với báo chí thế giới”, ông Nguyễn Hoàng Nhật chia sẻ.
Thực tế, AI đã được nhiều cơ quan báo chí tại Việt Nam sử dụng và mang lại những thành công nhất định.Ông Nguyễn Hoàng Nhật đã dẫn ra ví dụ của một số cơ quan báo chí tại Việt Nam như VnExpress đã sử dụng AI để sản xuất bản tin podcast tổng hợp.
Ngoài ra, AI cũng được một số cơ quan báo chí sử dụng để lọc và đẩy tự động bình luận của độc giả trên các bài báo. Với trang báo có lượng truy cập rất lớn như VnExpress, những bài có đến hàng nghìn bình luận, AI thực sự hữu ích. Nhờ tiết kiệm được nhân lực ở một số khâu như vậy mà nhân lực được tối ưu hóa để sản xuấtcác sản phẩm báo chí chất lượng cao khác”.
Đối với VietnamPlus, việc vẽ biểu đồ công việc mà khá nhiều phóng viên thấy vất vả đã được thực hiện bằng công cụ tự động từ nhiều năm, phóng viên chỉ cần nhập dữ liệu vào và đã có thể vẽ được biểu đồ chỉ sau vài phút. Tại VietnampPus, AI cũng đang hỗ trợ nhiều trong việc dịch văn bản, tóm tắt tin, soát chính tả hoặc hỗ trợ phóng viên chuyển từ giọng nói sang văn bản hoặc ngược lại dựa trên nền tảng lõi ChatGPT4.
Dẫn chứng thêm từ hãng Reuters, ngay từ năm 2017 họ đã sử dụng công cụ News Tracer có khả năng lọc hàng triệu dòng tweet để lọc những tin nóng dạng tiềm năng trên Twitter. Qua đó, hãng tin này sẽ khó lòng bỏ sót bất cứ sự kiện lớn nào như động đất, khủng bố... ở những nơi mà người sử dụng Twitter đăng tải. Từ đó, các phóng viên của hãng sẽ tiến hành xác minh để kịp thời đưa thông tin nóng hổi đến với bạn đọc.
Những rủi ro, thách thức đi kèm
Sự phát triển quá nhanh của AI cũng khiến chúng ta rơi vào một vòng xoáy của sự phụ thuộc. Dù AI mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên nhà báo Lê Quốc Minh lại tỏ ra rất băn khoăn về những rủi ro mà AI mang lại.Trước tiên, AI dù thông minh nhưng cũng vẫn còn rất nhiều nhược điểm, một trong những điểm yếu lớn nhất chính là AI không phải lúc nào cũng cung cấp những thông tin chính xác. Dù AI đã hỗ trợ rất nhiều trong lĩnh vực sáng tạo nội dung và thu thập tin tức,nhưng cũng mang lại rất nhiều những rủi ro mà nhiều khi chúng ta không thể nào phát hiện được.
Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu báo chíReuters thì có đến khoảng gần 50% các cơ quan báochí hàng đầu ở 10 quốc gia giờ đây đã chặn không choOpenAI truy cập vào các trang tin của họ nữa.
Liên minh truyền thông tin tức đại diện cho khoảng 2.000 cơ quan báo chí trên toàn thế giới thì cũng đã xây dựng những bộ nguyên tắc. Yêu cầu việc sử dụng phát triển AI phải có những cái quy chế, cái quy định luật lệ để bảo vệ các cơ quan báo chí.
Ông Lê Quốc Minh chia sẻ: “Lâu nay báo chí là sựthật, báo chí đưa lên thì mọi người tin thế, còn nhữngcái điều sai trái, nói dối người ta không tin. Tuy nhiên,đáng sợ nhất là “họ không tin vào cái gì cả” vì khôngbiết đâu là đúng, sai, thì đây là điều vô cùng nguy hại. Điều này đòi hỏi chúng ta bây giờ phải hành động. Hành động hay là chết”.
Nhiều chuyên gia đã từng có nhiều lần thử kiểm chứng thông tin trên ChatGPT và vô cùng bất ngờ là ChatGPT đã bịa sai hoàn toàn 100% thông tin, ví dụ như bịa ra những tác giả, tác phẩm văn học mà khi tìm lại lịch sử văn học chưa từng có tác giả hay tác phẩm nào như vậy từng được xuất bản trên bất kỳ nền tảng nào. Đây được xem là mặt trái của công nghệ, khi rủi ro về thông tin sai sự thật ngày càng xuất hiện tràn lan.
Bên cạnh đó, công nghệ robot không phải lúc nào cũng đúng và không thể thay thế tính cách hay cảm xúc, tư duy phản biện của nhà báo dù chúng đi trước, đón đầu xu hướng của độc giả. Thực tế này cũng đặt ra yêu cầu các nhà báo cần phải tập trung năng lượng cho các đề tài chuyên sâu hơn, phong phú hơn- thứ mà AI không thể làm thay được họ.
Một khó khăn, thách thức khác là hạ tầng số cho các cơ quan báo chí. Nhìn chung công nghệ thông tin,truyền thông và viễn thông ở nước ta là tốt, nhưng hạ tầng số cho cơ quan báo chí thực hiện chuyển đổi số thì chưa thực sự tốt. Hiện nay, các cơ quan báo chí có phiên bản điện tử đa phần đang sử dụng nền tảng kỹ thuật, hệ thống an toàn thông tin của các doanh nghiệp cung cấp, hệ thống an toàn thông tin đi theo đơn vị cung cấp CMS, hệ thống lưu trữ đám mây.
Số cơ quan báo chí tự phát triển CMS ít, không phải cơ quan báo chí nào cũng có điều kiện để đầu tư vào chuyển đổi số như CMS riêng, an toàn thông tin, lưu trữ đám mây… một cách bài bản. Khó khăn này phần nào làm cho báo chí chuyển đổi số chưa toàn diện, chưa rõ nét, manh mún, chưa đủ sức cạnh tranh với các nền tảng và dịch vụ mới xuyên biên giới, xuyên quốc gia.
Thách thức và là một điểm nghẽn nữa là số lượng,chất lượng nguồn nhân lực cho chuyển đổi số báo chí.Vai trò nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao có ý nghĩa rất quan trọng, có tính quyết định trong chuyển đổi số. Tuy nhiên trên thực tế,cả số lượng và chất lượng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu. Ở các cơ quan báo chí, tình hình nguồn nhân lực cho chuyển đổi số còn nhiều khó khăn, thách thức.
Vì vậy, các cơ quan báo chí cần đội ngũ lãnh đạo,phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn cần nỗ lực nâng cao năng lực, kỹ năng sử dụng công nghệ mới, trao dồi và tiếp tục học hỏi các xu hướng chuyển đổi thì mới khơi thông được những điểm còn tắc nghẽn trong việc phát triển những mô hình báo chí hiện đại.
Hy vọng rằng, dù thời gian tới các tòa soạn báo tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí nhưng viễn cảnh báo chí phải lệ thuộc hoàn toàn vào công nghệ, bị khống chế bởi AI sẽ không diễn ra. Bản thân mỗi nhà báo sẽ không phải trải qua một cuộc đấu tranh để “giành giật” lợi ích với công nghệ mà sẽ sử dụng chính tài năng, trí tuệ của mình để hoàn toàn làm chủ, biến AI thành những cánh tay phải đắc lực, hỗ trợ mình trong tương lai./.
- Báo chí chuyển mình cùng kinh tế số - Vận hội và thách thức
- Không gian mạng: Cơ hội và thách thức cho báo chí