ISSN-2815-5823

Big livestream - sân chơi "chiến thuật" của giới trẻ trên nền tảng mạng xã hội

(KDPT) - Khi thương mại điện tử đang chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt thì việc giải bài toán làm sao hút người tiêu dùng bỏ thời gian xem phần giới thiệu sản phẩm ban đầu của nhãn hàng mới, brand nhỏ... là một điều không hề dễ.

Theo như kết quả khảo sát, sau đại dịch Covid-19, mọi người dành thời gian ở nhà nhiều hơn, phương tiện truyền thông xã hội trở thành trung tâm của hầu hết hoạt động trong cuộc sống. Sự bùng nổ của các kênh bán hàng qua mạng xã hội mạnh mẽ hơn khi có tới hơn 70% người tiêu dùng gia tăng tần suất đặt hàng trực tuyến. Chính điều đó đã thúc đẩy doanh nghiệp chuyển sang phương thức bán hàng online và sự bùng nổ kinh doanh online 2023.

Những phiên Big livestream được đầu tư chỉn chu từ ánh sáng, bối cảnh, đến nguồn lực thực hiện.

Sự bùng nổ của mạng xã hội tạo ra rất nhiều cơ hội kiếm tiền mới, giảm thiểu rủi ro cho nhà bán hàng, đồng thời tạo cơ hội gia tăng thu nhập cho giới trẻ. Kinh tế suy thoái dẫn đến việc kinh doanh truyền thống gặp nhiều khó khăn, áp lực về chi phí lớn tạo ra vô vàn khó khăn cho doanh nghiệp cũng như các nhà bán hàng.

Bán hàng online đã giải được bài toán của hoạt động kinh doanh truyền thống trong việc mở rộng thị trường, giảm chi phí marketing offline, cải tiến hệ thống phân phối… Câu chuyện kinh doanh online vốn đã có từ lâu, và những năm gần đây cùng với sàn thương mại điện tử thì loại hình này mới thật sự bùng nổ. Không khó để có thể thấy rằng người người nhà nhà hiện nay đều bán hàng trên khắp các trang mạng xã hội và các trang thương mại điện tử truyền thông đại chúng. Hiệu quả quá trình chuyển đổi so với hình thức kinh doanh truyền thống thuần túy mang lại là không thể chối cãi.

Bán hàng trực tuyến thu hút người xem.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng gắn kết thân thiết với khách hàng thông qua hình thức chăm sóc khách hàng trực tuyến. Khi xây dựng thành công mối quan hệ gắn kết với khách hàng sẽ đem đến cho các nhà bán hàng những nguồn lợi nhuận rất lớn, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững cho sự nghiệp trong tương lai.

Chính sự tăng trưởng đó phát sinh những thách thức: Giá cả cạnh tranh hơn, sự xung đột về nhà sản xuất và các đại lý khiến nhiều nhà kinh doanh và khách hàng gặp khó khăn trong việc lựa chọn và quản lý nguồn cung ứng.

Đối thủ cạnh tranh đông đảo và cạnh tranh khốc liệt hơn chính là một trong những thách thức hay gặp phải nhất. Nếu như sản phẩm mà bạn đang kinh doanh trực tuyến không phải là những sản phẩm đặc thù và sản phẩm độc quyền thì chắc chắn việc đối thủ cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Bạn sẽ phải đối mặt với số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh trên mạng internet. Đây là điều hiển nhiên, bởi ai cũng muốn đưa sản phẩm, dịch vụ mà mình kinh doanh lên mạng. Mục đích để tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.

Khi các nhãn hàng "đồng lòng"... thành cá nhanh

Dù bán hàng trên nền tảng xã hội không còn là miếng bánh béo bở, thị trường này cũng đang chứng kiến những cuộc cạnh tranh khốc liệt của những ông lớn như Tiktok, Lazada, Shopee... hay là những "cuộc đổ bộ" từ các thương hiệu lớn khi không còn nhiều đất trên thị trường truyền thống... thì đây vẫn là sân chơi thoả sức sáng tạo của giới trẻ.

Nói là sân chơi, nhưng cũng là trường đua đầy thử thách nhưng đáng thử sức "vùng vẫy" của những người trẻ tìm kiếm cơ hội kinh doanh, những nhãn hàng mới muốn đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng bằng con đường "chuyển đổi số"...

Cũng từ đây, những chiến thuật kinh doanh, bán hàng mới chưa từng có, hoặc ít thành công trên thị trường truyền thống đã xuất hiện. Đơn cử như cách đây 2 - 3 năm, có một trào lưu gọi là "nhà nhà, người người livestream bán hàng" vì người bán kiếm tiền rất nhanh, người mua cũng rất hào hứng.

Giới thiệu sản phẩm kết hợp với giải trí khiến khách hàng hào hứng.

Đến bây giờ cũng vậy, cách thức bán hàng này vẫn được giới trẻ và đương nhiên đồng loạt các đại lý của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ sử dụng. Thực tế thì, livestream bán hàng là giải pháp tốt, không mất phí mặt bằng, dễ dàng bắt đầu.

Nhưng dù ở thị trường truyền thống hay nền tảng số, một yếu tố quan trọng bậc nhất để cạnh tranh với hàng trăm, hàng triệu đối thủ kinh doanh là vấn đề tạo lòng tin với khách hàng. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc mang lại khách hàng trong kinh doanh. Xây dựng thương hiệu, uy tín bằng cách đưa doanh nghiệp lên các kênh bán hàng online và tiếp cận khách hàng ở nhiều nền tảng khác nhau từ các trang thương mại điện tử, mạng xã hội và website bán hàng cá nhân.

Điều đó không hề dễ mới những brand nhỏ, doanh nghiệp startup, người bán hàng mới, sản phẩm ngách... nhưng khi người trẻ sáng tạo thì có lẽ không gì là không thể. Khi nhiều đơn vị còn mải tung chiêu cạnh tranh với những nhãn hàng cùng bán một dòng sản phẩm tương tự thì giới trẻ lại tạo ra một chiến thuật bán hàng đặt biệt: Big livestream.

Một ekip big livestream.

Big livestream đã tạo ra kết quả bán hàng ngoài sức mong đợi của các thành viên. Chị Thuỳ Dung - một trong những người khởi xướng và trực tiếp thúc đẩy kết nối hình thành big livestream cho biết:

"Nếu brand của bạn tham gia vào buổi livestream đồng hành này, tự dưng khách hàng của hàng chục nhãn hàng còn lại được tiếp cận với sản phẩm của bạn. Điều đó, đồng nghĩa với việc bạn có thể bán hàng cho những người không có nhu cầu, hoặc tạo nhu cầu cho những người chưa biết... Như vậy là doanh thu tăng cơ số lần - số lần tỷ lệ thuận với thành viên tham gia. Cơ hội cho các thành viên còn lại trong nhóm tương tự".

Nhưng chị Thuỳ Dung cũng nhấn mạnh, để ngồi lại với nhau là một điều không dễ. Bởi dù doanh nghiệp nhỏ hay lớn đều muốn giấu bí kíp kinh doanh, khác biệt trong quan điểm tiếp thị... nên phải cần một người kết nối tìm những thành viên phù hợp với hình thành một đội "ăn ý". Sau đó mới thực hiện những phương án tiếp theo.

Đơn cử như, khi chưa có thương hiệu trên thị trường có thể đồng hành cùng các nhãn hàng khác trong các phiên big live. Khi chưa có nhận diện có thể sử dụng hình ảnh của các bạn idol có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội để đẩy. Lợi thế là những người trẻ, sáng tạo, và lượng người hâm mộ lớn, các sản phẩm dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn.

Chẳng hạn, ngày 9/9 vừa qua, một nhóm các bạn trẻ lần đầu tiên kết hợp cùng nhau tổ chức buổi livestream bán hàng cho nhiều nhãn hàng trên sàn thương mại điện tử tạo ra một đáp án vượt kỳ vọng: Doanh thu tốt gấp 10 lần một cửa hàng bán hàng truyền thống. Ekip tổ chức thu hút gần 1 triệu lượt theo dõi.

Bật mí về thành công đó, một thành viên trong nhóm cho biết: "Chúng tôi đã cân nhắc chọn Idol của giới trẻ, thường xuyên chia sẻ thái độ sống tích cực, tử tế, và bật mí những mẹo hay. Và cuối cùng thì chương trình được đồng hành thực hiện trên kênh của tik toker Đoàn Quốc Thành. Đây là Kênh với gần 9 triệu người follow. Một người trẻ tài năng, lần đầu livestream bán hàng vô cùng năng lượng, nhiệt huyết, mặc dù phiên livestream dài nhưng vẫn nhiệt tình chia sẻ về các sản phẩm tham gia chương trình".

Hot Tiktoker Đoàn Quốc Thành (tóc vàng) người đang sở hữu gần 9 triệu follow thực hiện phiên big livestream bán hàng cho 14 nhãn hàng khác nhau.

Kết quả là các nhãn hàng đều cảm thấy hài lòng với mức chi phí bỏ ra. Và đặc biệt, các thành viên trong nhóm đều cùng quan điểm: Nhiều khách hàng biết đến sản phẩm hơn và quan trọng là có được doanh thu tốt. Với những ưu điểm mà buổi livestream đạt được, nhóm bạn trẻ quyết định sẽ tổ chức sự kiện thường xuyên 1 tháng 2 lần. Kết nối nhiều idol và nhiều nhãn hàng hơn…

Để cộng hưởng lợi ích cho các thành viên: Cơ hội tăng nhận diện thương hiệu, tăng độ phủ cho nhãn hàng; trong khi idol tăng uy tín, chuyển mình nhanh phù hợp với xu hướng của nền tảng là “Livestream bán hàng” thay vì chỉ làm clip đơn thuần./.

PV

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 11/05/2024