ISSN-2815-5823

Chấm điểm tín dụng: Tìm kiếm lợi nhuận bền vững hơn cho các Fintech

(KDPT) - Theo chuyên gia, hoạt động chấm điểm tín dụng giúp giảm thiểu nợ xấu, hướng đến an toàn tín dụng và tìm kiếm lợi nhuận bền vững hơn cho các công ty Fintech.

Chấm điểm tín dụng là 1 trong 3 giải pháp được cấp phép thử nghiệm theo như công bố tại dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là chỉ số phản ánh độ uy tín của khách hàng dựa trên lịch sử thanh toán, số dư nợ… Điểm tín dụng càng cao thì điều kiện vay vốn càng thuận lợi và ngược lại.

Công cụ then chốt

Chấm điểm tín dụng là một giải pháp được các sử dụng để đánh giá rủi ro cho vay và giảm thiểu các khoản lỗ từ nợ xấu.
Chấm điểm tín dụng là một giải pháp được các sử dụng để đánh giá rủi ro cho vay và giảm thiểu các khoản lỗ từ nợ xấu.

TS. Phan Thanh Chung, Giảng viên Kinh tế, Đại học RMIT nhận định, chấm điểm tín dụng là một giải pháp được các sử dụng để đánh giá rủi ro cho vay và giảm thiểu các khoản lỗ từ nợ xấu. Có thể nói chấm điểm tín dụng được xem là công cụ then chốt cho thị trường cho vay tiêu dùng.

Tại Việt Nam, hiện Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) đang chịu trách nhiệm duy trì và đánh giá mức độ điểm để xem có khả năng tăng chấp thuận cho vay hay cản trở. Đối với các các ngân hàng, công ty tài chính tiêu dùng, các nhà phát hành thẻ tín dụng, các tổ chức tài chính vi mô… điểm tín dụng mang lại lợi ích đáng kể. Đơn cử như với các nhà phát hành thẻ tín dụng khi có điểm tín dụng sẽ xác định các điều kiện, hạn mức tín dụng và đưa ra lãi suất cho khách hàng; hay với các công ty bảo hiểm tăng khả năng dự đoán có yêu cầu bồi thường, thiết lập mức phí bảo hiểm và giới hạn bảo hiểm chính xác hơn.

Việc người dân chưa từng có quan hệ tín dụng, hoặc chưa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thì việc chấm điểm tín dụng qua CIC gặp khó khăn thì hồ sơ để trống trong kho dữ liệu.
Việc người dân chưa từng có quan hệ tín dụng, hoặc chưa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thì việc chấm điểm tín dụng qua CIC gặp khó khăn thì hồ sơ để trống trong kho dữ liệu.

Tuy vậy, từ khi được giới thiệu tại thị trường Việt Nam vào khoảng năm 2013 và từ năm 2015, CIC đã xây dựng thành công mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân đầu tiên theo tiêu chuẩn quốc tế thì tới nay, sau khoảng một thập niên chấm điểm tín dụng vẫn là một khái niệm chưa quá phổ biến và còn khá mởi mẻ với người tiêu dùng trong nước. Thành thử ra việc người dân chưa từng có quan hệ tín dụng, hoặc chưa dùng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thì việc chấm điểm tín dụng qua CIC gặp khó khăn thì hồ sơ để trống trong kho dữ liệu. Trong khi đó, với công ty Fintech việc chấm điểm tín dụng không chỉ qua hành vi tín dụng mà còn dựa trên các dữ liệu như mua sắm, hành vi viễn thông, dữ liệu định danh… Vì vậy, chuyên gia cho rằng, việc có khung pháp lý cho giải pháp chấm điểm tín dụng sẽ tạo nền tảng phát triển tốt hơn trong thời gian tới cho các công ty Fintech.

TS. Châu Đình Linh, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
TS. Châu Đình Linh, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

Theo TS. Châu Đình Linh, giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, người dùng phải tôn trọng và giữ gìn các hành vi tiêu dùng để đạt điểm tín dụng cao hơn, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng, công ty tài chính, công ty Fintech.

Theo TS. Phan Thanh Chung, với thị trường cho vay tiêu dùng từ chỗ nâng cao hiệu quả trong ra quyết định và độ chính xác trong đánh giá rủi ro nên giải pháp công nghệ tài chính chấm điểm tín dụng giúp làm đơn giản hóa quá trình cho vay, đưa ra các quyết định cho vay thông minh và nhất quán.

Hướng đến an toàn tín dụng

Báo cáo tài chính quý 1/2024 của 28 ngân hàng đã công bố cho thấy, tổng nợ xấu là 224.146 tỷ đồng, tăng đến hơn 14% cuối năm 2023 và số dư nợ xấu của 26/28 ngân hàng tăng so với cuối năm 2023. Khi tăng trưởng tín dụng chậm lại và các yếu tố vĩ mô chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt thì các chuyên gia dự báo tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2024 sẽ tăng nhẹ so với năm 2023.

Nợ xấu vẫn tiếp tục là cơn đau đầu và trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng trong năm 2024.
Nợ xấu vẫn tiếp tục là cơn đau đầu và trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng trong năm 2024.

Thống kê cũng cho thấy, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 nghìn so với số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong quý 1/2024. Trước tình hình này sẽ nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ do giảm sút kinh doanh khiến cho nợ xấu càng tăng lên. Lúc này, nợ xấu vẫn tiếp tục là cơn đau đầu và trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng trong năm 2024.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, trong bối cảnh hiện nay việc chấm điểm tín dụng của người tiêu dùng là điều rất quan trọng trong cho vay tiêu dùng. Vị chuyên gia cho rằng Việt Nam phải thành lập hệ thống chấm điểm tín dụng một cách đại trà từ lâu rồi bởi trên thế giới điều này đã được áp dụng rộng rãi. Ông dẫn chứng như tại Hoa Kỳ có hệ thống chấm điểm tín dụng Isaac Scoring - hệ thống này được 3 công ty xếp hạng tín dụng lớn nhất áp dụng. TS. Hiếu cho rằng, nếu Việt Nam có một hệ thống chấm điểm tín dụng minh bạch theo thông lệ tốt nhất thì nợ xấu chắc chắn sẽ không còn đất sống.

TS. Nguyễn Trí Hiếu
TS. Nguyễn Trí Hiếu

Trên thực tế, theo đánh giá của TS. Châu Đình Linh, tại Việt Nam, tuỳ còn nhiều thách thức song hoạt động chấm điểm tín dụng đang có những bước phát triển trong phương pháp, mô hình và sử dụng công nghệ như AI.

Với xu hướng chuyển đổi số đang phát triển rộng rãi thì việc tích hợp công nghệ số vào đánh giá tín dụng ngày càng được cải thiện, các phân tích dự đoán đánh giá chính xác và nhanh chóng hơn. Sử dụng các nguồn dữ liệu đa dạng từ điện thoại di động, thanh toán tiện ích… cũng giúp tạo ra hồ sơ toàn diện cho người đi vay.

Nói về Fintech, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế cho rằng, cần hiểu và phân tích theo nghĩa rộng tức là những đổi mới sáng tạo về công nghệ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính chứ không chỉ theo nghĩa hẹp là các công ty fintech. TS. Lực cho rằng cần cách tiếp cận chủ động hơn để hỗ trợ hoạt động cho Fintech và quá trình chuyển đổi số của thị trường tài chính thay vì cách tiếp cận chờ đợi và quan sát như hiện nay.

Thử nghiệm chấm điểm tín dụng cho Fintech là một bước tiến quan trọng để phát triển thị trường tài chính và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho người dân. Song theo các chuyên gia, cần sớm có một khung pháp lý rõ ràng, minh bạch để đảm bảo việc thử nghiệm hiệu quả và mang lại lợi ích cho các bên./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/11/2024