Đồng loạt triển khai 8 tuyến đường sắt đô thị xuyên tâm TP. Hồ Chí Minh
Bên cạnh tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) đang được thi công, ngay trong đầu năm mới 2019, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh cho biết hàng loạt dự án metro khác cũng đang được triển khai, bao gồm: tuyến metro số 5 giai đoạn 1 (đoạn ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn) có chi phí dự kiến là 1,92 tỷ USD với tổng chiều dài khoảng 8,9km (1,4km đi cao – 7,5km đi ngầm) và 9 nhà ga; tuyến đường sắt đô thị số 2 giai đoạn 2 (đoạn Bến Thành – Thủ Thiêm và đoạn Tham Lương – Tây Ninh) có chiều dài khoảng 9,1km và 9 nhà ga, tổng chi phí dự kiến 1,489 tỷ USD; tuyến đường sắt đô thị số 3a (Bến Thành – Ga Tân Kiên) có tổng chiều dài 19,58km (9,89km và 10 nhà ga cho giai đoạn 1 từ Bến Thành – Bến xe miền Tây với tổng chi phí dự kiến 1,82 tỷ USD và 109,69km đoạn Bến xe miền Tây – Ga Tân Kiên thuộc giai đoạn 2 có tổng chi phí dự kiến khoảng 1 tỷ USD); tuyến đường sắt đô thị số 4 (Thạch Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước) dài 35,75km và 32 nhà ga, tổng chi phí dự kiến 4,57 tỷ USD; tuyến đường sắt đô thị số 4b (Công viên Gia Định – Lăng Cha Cả) dài 3,5km và 3 nhà ga với tổng chi phí 0,8 tỷ USD; tuyến đường sắt đô thị số 5 giai đoạn 2 (Bến xe Cần Giuộc mới – ngã tư Bảy Hiền có chiều dài khoảng 14,5km và 13 nhà ga, tổng chi phí dự kiến 2,105 tỷ USD; tuyến đường sắt một ray số 2 (quốc lộ 50 – Khu đô thị Bình Quới) có chiều dài khoảng 27,2km, tổng chi phí dự kiến 0,715 tỷ USD.
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh cũng đang kêu gọi đầu tư cho các dự án khác như tuyến đường sắt đô thị số 3b (Ngã sáu Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước) có chiều dài 12,2km và 10 nhà ga có chi phí dự kiến 1,87 tỷ USD, tuyến đường sắt đô thị số 6 (Bà Quẹo – Vòng xoay Phú Lâm) có chiều dài khoảng 6,8km và 7 nhà ga, tổng chi phí dự kiến 1,33 tỷ USD; tuyến đường sắt một ray số 3 (ngã tư Phan Văn Trị, Nguyễn Oanh – Ga Tân Chánh Hiệp) có chiều dài 10km, tổng chi phí 0,4 tỷ USD, tuyến đường sắt đô thị số 2 giai đoạn 3 (Bến xe Tây Ninh – Khu Tây Bắc Củ Chi) có chiều dài khoảng 28km và 22 nhà ga, tổng chi phí dự kiến 2,714 tỷ USD và tuyến xe điện mặt đất số 1 (Ba Son – Bến xe miền Tây) có chiều dài 12,8km và 23 nhà ga, tổng chi phí dự kiến là 0,25 tỷ USD.
.
Bên cạnh tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) đang được thi công, ngay trong đầu năm mới 2019, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh cho biết hàng loạt dự án metro khác cũng đang được triển khai, bao gồm: tuyến metro số 5 giai đoạn 1 (đoạn ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn) có chi phí dự kiến là 1,92 tỷ USD với tổng chiều dài khoảng 8,9km (1,4km đi cao – 7,5km đi ngầm) và 9 nhà ga; tuyến đường sắt đô thị số 2 giai đoạn 2 (đoạn Bến Thành – Thủ Thiêm và đoạn Tham Lương – Tây Ninh) có chiều dài khoảng 9,1km và 9 nhà ga, tổng chi phí dự kiến 1,489 tỷ USD; tuyến đường sắt đô thị số 3a (Bến Thành – Ga Tân Kiên) có tổng chiều dài 19,58km (9,89km và 10 nhà ga cho giai đoạn 1 từ Bến Thành – Bến xe miền Tây với tổng chi phí dự kiến 1,82 tỷ USD và 109,69km đoạn Bến xe miền Tây – Ga Tân Kiên thuộc giai đoạn 2 có tổng chi phí dự kiến khoảng 1 tỷ USD); tuyến đường sắt đô thị số 4 (Thạch Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước) dài 35,75km và 32 nhà ga, tổng chi phí dự kiến 4,57 tỷ USD; tuyến đường sắt đô thị số 4b (Công viên Gia Định – Lăng Cha Cả) dài 3,5km và 3 nhà ga với tổng chi phí 0,8 tỷ USD; tuyến đường sắt đô thị số 5 giai đoạn 2 (Bến xe Cần Giuộc mới – ngã tư Bảy Hiền có chiều dài khoảng 14,5km và 13 nhà ga, tổng chi phí dự kiến 2,105 tỷ USD; tuyến đường sắt một ray số 2 (quốc lộ 50 – Khu đô thị Bình Quới) có chiều dài khoảng 27,2km, tổng chi phí dự kiến 0,715 tỷ USD.
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh cũng đang kêu gọi đầu tư cho các dự án khác như tuyến đường sắt đô thị số 3b (Ngã sáu Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước) có chiều dài 12,2km và 10 nhà ga có chi phí dự kiến 1,87 tỷ USD, tuyến đường sắt đô thị số 6 (Bà Quẹo – Vòng xoay Phú Lâm) có chiều dài khoảng 6,8km và 7 nhà ga, tổng chi phí dự kiến 1,33 tỷ USD; tuyến đường sắt một ray số 3 (ngã tư Phan Văn Trị, Nguyễn Oanh – Ga Tân Chánh Hiệp) có chiều dài 10km, tổng chi phí 0,4 tỷ USD, tuyến đường sắt đô thị số 2 giai đoạn 3 (Bến xe Tây Ninh – Khu Tây Bắc Củ Chi) có chiều dài khoảng 28km và 22 nhà ga, tổng chi phí dự kiến 2,714 tỷ USD và tuyến xe điện mặt đất số 1 (Ba Son – Bến xe miền Tây) có chiều dài 12,8km và 23 nhà ga, tổng chi phí dự kiến là 0,25 tỷ USD.
R.N
(Hợp tác phát triển nội dung cùng Rubix International)