ISSN-2815-5823
Huyền Nguyễn
Thứ hai, 09h41 18/03/2024

Bí quyết bảo vệ tài chính cá nhân với 9 nguyên tắc

(KDPT) - Việc dự đoán nền kinh tế sẽ diễn biến như thế nào vào tháng tới hoặc năm tới là điều khá khó, nhất là khi lạm phát tăng cao cùng nhiều biến động khác trên toàn cầu. Nên có thể bạn sẽ khó thực hiện được các hành động nhằm duy trì tình hình tài chính của mình trong tương lai. 

Thực tế, có những động thái bạn nên làm ngay bây giờ nếu muốn bảo vệ tài chính của mình, kể cả khi nền kinh tế tương lai không chắc chắn. Việc lập kế hoạch tài chính thông minh qua 9 điều sau sẽ mang đến bước đệm vững chắc hơn cho bạn. 

1. Tạo ngân sách

Ngay bây giờ, hãy xem xét thật kỹ việc chi tiêu của bản thân. Nếu bạn dự kiến (hoặc đã trải qua) việc mất thu nhập, hãy nhanh chóng điều chỉnh chi tiêu trong ngân sách sao cho phù hợp nhất. Tiền bạc có thể khó kiếm hơn trong tương lai, vậy nên hãy tiết kiệm bất cứ khi nào có thể. Điều này thực sự giúp ích lớn cho bạn và những thành viên khác trong gia đình. 

Hãy tiết kiệm tiền bất cứ khi nào có thể. (Ảnh minh họa)
Hãy tiết kiệm tiền bất cứ khi nào có thể. (Ảnh minh họa)

2. Thành lập quỹ khẩn cấp

Nếu bạn chưa có quỹ khẩn cấp thì khẩn trưởng tạo cho mình một quỹ. Nếu bạn có khoản tiền dành cho việc đi lại hay các nhu cầu chi tiêu không cần thiết, hãy cân nhắc tới việc chuyển đổi số tiền đó vào quỹ dành cho những trường hợp khẩn cấp. Mọi khoản tiền mà bạn tiết kiệm được đều có khả năng hỗ trợ bạn và gia đình trong trường hợp khẩn cấp. 

3. Chuyển giao số dư thẻ tín dụng

Chuyên gia quản lý tài chính cá nhân Andrea Woroch đưa ra lời khuyên rằng, nên chuyển số dư trong những chiếc thẻ tín dụng sang dòng thẻ có lãi suất 0% khi chuyển khoản số dư trong vòng 12-18 tháng đầu tiên.

Cô nói: “Điều này sẽ giúp bạn có một khoảng thời gian để thanh toán số dư không lãi suất để bạn có thể giữ lại nhiều tiền mặt hơn cho những trường hợp bất ngờ”. 

Nợ lãi suất cao (thường là nợ thẻ tín dụng) là khoản rất khó trả vì tốc độ tích lũy lãi suất nhanh chóng, làm tăng thêm số dư tổng thể. Lãi suất thấp hoặc không có lãi suất tức là bạn sẽ phải trả ít hơn. Do đó, nếu bạn có khoản nợ lãi suất cao hay đang có khoản dư trong thẻ tín dụng, hãy cân nhắc chuyển giao số dư của thẻ đó. 

Để đảm bảo nó thực sự giúp bạn tiết kiệm tiền hoặc kéo dài thời gian phải trả hết nợ mà không bị tính lãi suất quá cao, hãy tìm kiếm những thẻ cho phép chuyển khoản miễn phí hoặc phí thấp, nghiên cứu kỹ về từng dòng thẻ tín dụng mới trước khi làm. 

4. Trả hết nợ lãi suất cao

Nếu bạn có bất kỳ khoản nợ lãi suất cao nào ngoài khoản nợ thẻ tín dụng, chẳng hạn một khoản vay cá nhân và thu nhập của bạn chưa giảm, hãy cân nhắc tới việc trả hết khoản nợ đó ngay bây giờ, kể cả khi bạn phải chịu một áp lực tài chính nhỏ trong ngắn hạn. 

Chú ý trả các khoản nợ tín dụng trước hạn. (Ảnh minh họa)
Chú ý trả các khoản nợ tín dụng trước hạn. (Ảnh minh họa)

Nếu nguồn thu nhập của bạn bị gián đoạn trong tương lai, bạn có thể không thanh toán thường xuyên để giảm khoản nợ đó được, và khoản nợ sẽ tiếp tục tích lũy ở mức cao. Vào thời điểm bạn có thể tất toán, số tiền nợ đã quá nhiều so với dự kiến, nhất là khi bạn bị phạt vì thiếu bất kỳ khoản thanh toán nào. Trả hết khoản nợ càng sớm càng tốt, kể cả khi bạn không thể trả toàn bộ thì điều này vẫn giúp ích cho bạn về sau. 

5. Quan sát khoản đầu tư cá nhân

Nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận - Scott Cohen chia sẻ rằng: “Khi thị trường đi xuống, bản năng tự nhiên của con người là thoát ra. Nghe có vẻ phản trực giác, nhưng trong tầm nhìn trung và dài hạn, việc giữ vững lộ trình là cực kỳ quan trọng”. Northwestern Mutual chia sẻ: “Không ai có thể dự đoán được bất kỳ điều gì sẽ xảy ra trong ngắn hạn nhưng về lâu dài, nền kinh tế và thị trường chắc chắn sẽ sôi động trở lại”.

Khoản đầu tư nào đó của bạn có thể đã mất giá trị gần đây. Hãy tìm cách chế ngự cảm giác thua lỗ và rút toàn bộ số tiền ra khỏi thị trường, nhất là khi bạn đang đầu tư dài hạn và có một khoản dự phòng trong khi kênh đầu tư đang có dấu hiệu đi xuống. Nếu bạn biết một người lập kế hoạch tài chính, hãy nói chuyện với họ về khoản đầu tư cụ thể mà bạn đang quan tâm, nhưng cần phải giữ bình tĩnh. 

“Hãy đảm bảo danh mục đầu tư của bạn có sự kết hợp lành mạnh giữa trái phiếu và cổ phiếu vì chúng có xu hướng hoạt động nghịch đảo: Khi cái này giảm thì cái kia tăng. Điều này sẽ giúp vận hành thị trường suôn sẻ hơn” , Cố vấn tài chính tại Northwestern Mutual - Ashley Russo nói.

6. Xem xét các lựa chọn bảo hiểm

Liên hệ với các bên cung cấp bảo hiểm để biết bạn có được giảm giá hoặc chấp nhận mức giá nào thấp hơn hay không. Hãy so sánh các mức giá giữa những nhà cung cấp khác nhau. 

Bảo hiểm nhân thọ cũng là một kênh đầu tư tài chính tốt.(Ảnh minh họa)
Bảo hiểm nhân thọ cũng là một kênh đầu tư tài chính tốt.(Ảnh minh họa)

Nếu có thể, hãy cân nhắc mua bảo hiểm mới ngay bây giờ. Bảo hiểm nhân thọ hoặc chăm sóc dài hạn tùy vào nhà cung cấp mà mất khoảng thời gian phê duyệt nhanh hay chậm. Do đó hãy bắt đầu từ bây giờ khi bạn có thời gian để giúp quá trình này bớt căng thẳng hơn. 

7. Chuyển đổi ngân hàng

Dù là ngân hàng đã sử dụng lâu năm, nhưng hiện tại là cơ hội để bạn nghiên cứu và lựa chọn một ngân hàng khác, nhất là khi bạn đang tìm kiếm một tài khoản tiết kiệm lãi suất cao hơn.

8. Nói về chuyện tiền bạc với gia đình

Căng thẳng tiền bạc không phải vấn đề của riêng ai, hãy học cách nói về những khoản chi tiêu khi bạn có thời gian trò chuyện với gia đình mình. Điều này có thể giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn trong tương lai. 

9. Nhận báo cáo tín dụng 

Hãy yêu cầu báo cáo tín dụng của bạn. Xem xét kỹ các báo cáo để phát hiện bất kỳ khoản chi tiêu đáng ngờ nào. Nếu chúng tiết lộ một số thói quen vay mượn không lý tưởng trong quá khứ, hãy tính toán và khắc phục nó rồi dần cải thiện điểm tín dụng của mình./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 10/05/2024