Năm 2024 thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước đạt 14,7 tỷ USD
Thương mại điện tử của Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường sôi động nhất trong khu vực, thể hiện qua sự thành công của một số nền tảng thương mại điện tử gốc Việt như Tiki, Sendo...
Modor Intelligence ghi nhận, tháng 1/2024, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất thế giới, dẫn đầu Đông Nam Á. Các nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2024, với doanh thu và khối lượng bán hàng vượt 310 nghìn tỷ đồng (12,5 tỷ USD), tăng 35% so với năm 2023. Quy mô thị trường ước đạt 14,7 tỷ USD trong năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 23,77 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 10,09% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự thâm nhập của Internet và di động ngày càng tăng. Sự chuyển đổi sang mua sắm trực tuyến và những tiến bộ trong thanh toán kỹ thuật số sẽ tiếp tục tạo đà tăng trưởng để thị trường e-commerce Việt Nam tiếp tục phát triển.
Các sáng kiến số hóa của chính phủ và nỗ lực chủ động tận dụng công nghệ như AI và học máy của các bên liên quan sẽ cho phép quá trình mua sắm của người dùng việt được cá nhân hoá và thuận tiện hơn đồng thời giúp các doanh nghiệp nâng cao nâng cao năng lực quản lý và tối ưu hoá chi phí cho các hoạt động kinh doanh.
Theo báo cáo về các sàn thương mại điện tử của Metric (quý 3/2023), ba ngành hàng đứng đầu về doanh thu trên các sàn thương mại điện tử là làm đẹp, nhà cửa – đời sống và thời trang nữ.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưu tiên mua sắm trên sàn bán lẻ trực tuyến với các sản phẩm ở phân khúc giá trung bình từ 200.000đ - 350.000. Theo sau đó là 100.000đ - 150.000đ và 150.000đ - 200.000đ. Nhìn chung, khách hàng Việt Nam thường sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm ở phân khúc trung bình vì phù hợp với số đông thu nhập hiện nay.