ISSN-2815-5823
Việt Anh
Thứ bảy, 07h10 07/09/2024

Nền kinh tế Đông Nam Á ghi nhận hiệu suất kinh tế ổn định

(KDPT) - Theo báo cáo của Công ty tư vấn quản lý và chiến lược đa quốc gia McKinsey, trong quý 2 vừa qua, các nền kinh tế Đông Nam Á ghi nhận hiệu suất kinh tế ổn định.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng hàng đầu khu vực

Việt Nam và Philippines tiếp tục là hai nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu của khu vực, lần lượt ở mức 6,9% và 6,3%; trong khi Malaysia đứng thứ ba, với mức tăng trưởng 5,9%.

Theo báo cáo của Công ty tư vấn quản lý và chiến lược đa quốc gia McKinsey, trong quý 2 vừa qua, các nền kinh tế Đông Nam Á vẫn có khả năng chống chịu và ghi nhận hiệu suất kinh tế ổn định.

Tất cả các nền kinh tế trong khu vực này đều ghi nhận mức tăng trưởng GDP, trong đó Việt Nam, Malaysia, Philippines và Thái Lan ghi nhận tốc độ tăng trưởng theo năm cao nhất trong 4 quý vừa qua.

Các động lực tăng trưởng được thể hiện rõ nét ở tất cả nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó có mức tiêu dùng cao, sản lượng và xuất khẩu tăng sau khi nhu cầu toàn cầu cải thiện, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử.

Nền kinh tế Đông Nam Á ghi nhận hiệu suất kinh tế ổn định - ảnh 1

Việt Nam và Philippines tiếp tục là hai nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu của khu vực, lần lượt ở mức 6,9% và 6,3%; trong khi Malaysia đứng thứ ba, với mức tăng trưởng 5,9%.

Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng GDP trong quý 2 vừa qua ở mức 6,9%, tăng so mức 5,6% trong quý trước đó. Các ngành công nghiệp và dịch vụ đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng này nhờ sản xuất tăng mạnh.

Tiêu dùng tư nhân tiếp tục được cải thiện và dự kiến sẽ tăng mạnh trong suốt năm 2024, trong khi lĩnh vực xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng sau khi toàn cầu phục hồi nhờ những lĩnh vực gồm điện thoại thông minh, điện tử và dệt may.

Tín hiệu tích cực từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt được mức tăng trưởng cao trong quý 2 năm nay, củng cố vị thế của Việt Nam với tư cách là điểm đến đầu tư đáng tin cậy. Tuy nhiên, lạm phát vẫn tiếp tục tăng, do tiền lương tăng, gây áp lực lên chính sách lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Về triển vọng kinh tế vĩ mô, với mức tăng GDP như trên, Việt Nam đang tiến dần tới mục tiêu tăng trưởng do chính phủ đề ra là 6-6,5% cho cả năm 2024. Sản xuất là động lực tăng trưởng chính, trong khi các ngành công nghiệp và dịch vụ ghi nhận mức tăng trưởng cao. Ngành xây dựng cũng ghi nhận sự phục hồi mạnh nhờ vào tăng chi tiêu công.

Về thương mại, xuất khẩu Việt Nam ghi nhận mức tăng mạnh 12,5%, dù vẫn thấp hơn mức kỷ lục 18% trong quý 1 năm nay. Tuy nhiên, nguy cơ suy giảm vẫn lớn và đà xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng nếu tăng trưởng toàn cầu chậm lại, căng thẳng địa chính trị vẫn tiếp diễn hoặc tranh chấp thương mại gia tăng.

Hoạt động công nghiệp tăng trưởng ở mức 8,55%, trong đó sản xuất và điện là hai phân ngành tăng trưởng nhanh nhất. Điều này đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất nhờ triển vọng phục hồi của nhu cầu toàn cầu.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những điểm sáng trong quý 2, với FDI được triển khai ở mức 6,2 tỷ USD, tăng so với mức 4,6 tỷ USD so quý trước đó. FDI tăng mạnh có thể thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam trong các quý tiếp theo, đồng thời hỗ trợ vị thế của Việt Nam với tư cách là điểm đến đầu tư quan trọng cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong bối cảnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dù những rủi ro toàn cầu đối với nền kinh tế không hề nhỏ, nhưng các thị trường ở Đông Nam Á đã cho thấy khả năng chống chịu trong quý 2 vừa qua. Nền kinh tế của Việt Nam dường như đang tăng trưởng mạnh, do đó cần đặc biệt nắm bắt thêm nhiều cơ hội trong một số lĩnh vực./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 17/09/2024