Thanh Hoá “chốt” lịch khai trương du lịch biển năm 2024Thanh Hoá mong muốn WB tháo gỡ khó khăn cho dự án hơn 2.300 tỷ đồngThanh Hóa: Kim ngạch xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 3,66 tỷ USD
Giai đoạn 2021-2023, người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã hiến 1,5 triệu m2 đất, di dời, phá dỡ khoảng 650 nhà ở dân cư, phá dỡ hơn 2.400 công trình tường rào, cổng nhà...
Giai đoạn 2021-2023, người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã hiến 1,5 triệu m2 đất, di dời, phá dỡ khoảng 650 nhà ở dân cư, phá dỡ hơn 2.400 công trình tường rào, cổng nhà...

Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và biểu dương các điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào thi đua hiến đất chung sức XDNTM.

Tại hội nghị, ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, Chánh Văn phòng Điều phối CTXDNTM tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo kết quả phong trào thi đua hiến đất trong XDNTM trên địa bàn tỉnh những năm gần đây.

Theo ông Cường, phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông đã mang lại kết quả tích cực, góp phần đẩy nhanh tiến độ XDNTM tại các huyện như: Triệu Sơn, Quảng Xương, Đông Sơn… Riêng giai đoạn 2021-2023, người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã hiến 1,5 triệu m2 đất, di dời, phá dỡ khoảng 650 nhà ở dân cư, phá dỡ hơn 2.400 công trình tường rào, cổng nhà, sân, nhà vệ sinh...

Bên cạnh đó, người dân còn đóng góp tiền mặt hơn 640 tỷ đồng và hơn 590.000 ngày công lao động (trị giá khoảng 202 tỷ đồng) để xây dựng các công trình công cộng mới cũng như mở rộng và hiện đại hóa hệ thống giao thông nông thôn.

Ông Cao Văn Cường nhấn mạnh, điểm mấu chốt, góp phần thực hiện thắng lợi phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới chính là thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, làm tốt việc này sẽ khơi dậy sức mạnh và nguồn lực trong nhân dân.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trong năm 2023 và quý I năm 2024, Thanh Hóa có thêm 1 đơn vị cấp huyện, 17 xã và 17 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 40 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 14 xã và 173 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu với 187 sản phẩm được công nhận OCOP. Lũy kế đến nay, Thanh Hóa đã có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 363 xã và 717 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 97 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 23 xã, 480 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Trong năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có thêm 1 huyện, 19 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn NTM; 2 huyện và 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã và 30 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và120 sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền công nhận.

Kết luận hội nghị, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa khẳng định, XDNTM được kỳ vọng góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân và người dân nông thôn, mang lại những giá trị bền vững cho nông thôn giai đoạn mới.

Qua triển khai, đã xuất hiện hàng trăm gương điển hình tiên tiến là các tập thể, cá nhân, gia đình tự nguyện tham gia hưởng ứng tích cực, hiệu quả phong trào chung sức xây dựng NTM thông qua việc góp công, góp của, hiến đất để XDNTM.

XDNTM góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân và người dân nông thôn, mang lại những giá trị bền vững cho nông thôn.
XDNTM góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân và người dân nông thôn, mang lại những giá trị bền vững cho nông thôn.

Theo ông Hưng, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, CTMTQGXDNTM trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể là, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là kinh tế hộ, nhỏ lẻ, chưa có nhiều mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo chuỗi giá trị; chưa có nhiều sản phẩm mới, có thương hiệu.

Kết quả xây dựng NTM giữa các vùng, miền; giữa các huyện, xã vẫn còn chênh lệch khá lớn, trong khi tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM toàn tỉnh đạt 78,06%, thì vùng đồng bằng đã đạt trên 98%, miền núi mới đạt 41,1%. Đặc biệt chưa có huyện miền núi nào được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và còn huyện Mường Lát chưa có xã đạt chuẩn NTM.

Để CTMTQGXDNTM trên địa bàn tỉnh gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, phải đề ra các giải pháp cụ thể, khả thi, xác định rõ lộ trình thực hiện để đẩy nhanh tiến độ và giải ngân các nội dung thành phần của CTXDNTM.

Thứ hai, các ngành cần chủ động rà soát, đánh giá lại hệ thống các cơ chế, chính sách của tỉnh còn hiệu lực để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách mới phù hợp... huy động tối đa nguồn lực, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án để XDNTM.

Thứ ba, tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn với kết quả đạt được mà phải hành động quyết liệt hơn nữa; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Thứ tư, phát huy hơn nữa vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư với XDNTM. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân và toàn thể xã hội trong thực hiện CTMTQG nói chung và XDNTM nói riêng.

Thứ năm, đổi mới, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân nông thôn về việc thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp và XDNTM. Chú trọng việc nâng cao chất lượng các phong trào, cuộc vận động liên quan đến XDNTM, đặc biệt là phong trào thi đua hiến đất XDNTM.

Từ những thành tựu đạt được trong XDNTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thời gian qua có thể khẳng định, phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân là yếu tố then chốt quyết định đến thành công của quá trình XDNTM./.​