ISSN-2815-5823

Giải bài toán nguồn lực để thúc đẩy sandbox cho fintech

(KDPT) - Nguồn lực quản lý cũng như vận hành sandbox là một bài toán cần phải giải đáp. Đồng thời, đây cũng là một trong các lý do khiến ban soạn thảo thận trọng trong việc xác định phạm vi lĩnh vực giải pháp fintech đã được tham gia sandbox khá hẹp như Dự thảo vừa công bố.

Giới hạn số lượng tối đa tổ chức được xét duyệt tham gia sandbox

Sau 4 năm ‘thai nghén’, Dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) công nghệ tài chính (fintech) thuộc lĩnh vực ngân hàng tiếp tục được công bố một cách rộng rãi từ đầu tháng 3/2024 để lấy ý kiến của các bên liên quan.

Dễ dàng thấy được, ban soạn thảo đã thể hiện rõ ràng sự am hiểu về bản chất của cách tiếp cận pháp lý cũng như vận hành sandbox là quản lý theo nguyên tắc chứ không phải dựa trên quy định cụ thể. Nội dung chủ yếu của Dự thảo gồm có những quy định mang tính nguyên tắc chung và tiêu chí chung nhằm mục đích phù hợp với tính mới và sáng tạo của những giải pháp fintech vốn chưa thể nhận diện rủi ro một cách đầy đủ khi nó mới ra đời.

Nguồn lực quản lý cũng như vận hành sandbox là một bài toán cần phải giải đáp. (Ảnh minh họa)
Nguồn lực quản lý cũng như vận hành sandbox là một bài toán cần phải giải đáp. (Ảnh minh họa)

Trong Dự thảo vừa được công bố, quan điểm chủ đạo nghiêng về phòng ngừa cũng như hạn chế rủi ro một cách tối đa trong quá trình thử nghiệm. Vì thế, phạm vi lĩnh vực được thử nghiệm đã bị thu hẹp đáng kể nếu so sánh với 2 dự thảo đã được công bố trước đó vào tháng 5/2020 và tháng 4/2022. Từ 7 nhóm lĩnh vực giải pháp công nghệ tài chính đã giảm xuống còn 3.

Ngoài ra, Dự thảo này còn nêu rõ ràng nguyên tắc đối với việc giới hạn số lượng tối đa tổ chức được xét duyệt tham gia sandbox. Căn cứ vào khả năng xét duyệt hồ sơ, năng lực giám sát trong từng thời kỳ, điều kiện phát triển thực tế của thị trường trên cơ sở tham gia tự nguyện của các tổ chức, Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định cũng như công khai số lượng tổ chức được xét duyệt của từng thời kỳ. 

Thông qua 2 quy định nói trên, có vẻ như ban soạn thảo đang có hướng tiếp cận thận trọng, vừa vặn với nguồn lực sẵn có, hạn chế được rủi ro một cách tối đa khi triển khai sandbox. Điều này cũng tương ứng với việc cơ hội các tổ chức có giải pháp fintech có thể tham gia sandbox đã bị thu hẹp đáng kể. 

Chưa kể, nguồn lực của hoạt động quản lý và triển khai sandbox hoàn toàn dựa trên bộ máy sẵn có và nhân sự kiêm nhiệm tại chỗ, tạo nên gánh nặng ‘khủng’ cho Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai sandbox. 

Thực tế, thông lệ quốc tế và thực tiễn triển khai sandbox ở một số quốc gia trên thế giới cho thấy, việc hạn chế số lượng tổ chức được xét duyệt tham gia sandbox không phải quy định mang tính cá biệt. Một số nước như Anh, Ấn Độ, Singapore, Malaysia đều đã quy định giới hạn số lượng tổ chức tham gia thử nghiệm. Việc xét duyệt hồ sơ đăng ký thông thường sẽ được tiến hành theo từng đợt. Sau đó, số lượng tối đa của từng đợt sẽ được công bố một cách rộng rãi để toàn thị trường tiếp cận.

Thế nhưng, việc trao quyền cho cơ quan quản lý để xác định số lượng trong trường hợp này có thể sẽ tiềm ẩn một số rủi ro. Theo Thesaigontimes, có 3 rủi ro có thể kể đến như: 

Thứ nhất, với tính chất là những quy định mang tính nguyên tắc, cơ quan quản lý sẽ có mức độ linh hoạt và tùy nghi quá lớn đối với quá trình áp dụng pháp luật. Điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng quan liêu, cơ chế xin – cho hoặc chạy đua xin cấp phép tham gia sandbox. 

Thứ hai, điều này sẽ không đảm bảo được tính công bằng trong việc xét duyệt trong trường hợp cơ quan hữu quan thiếu đi sự khách quan trong việc đánh giá những hồ sơ đăng ký tham gia sandbox. 

Thứ ba, một khi số lượng tổ chức tham gia sandbox đạt số lượng tối đa, những tổ chức có giải pháp fintech đột phá hoặc sáng tạo hơn cũng không còn cơ hội tham gia cơ chế thử nghiệm, xét về lâu dài không tạo được động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Việc trao quyền cho cơ quan quản lý để xác định số lượng trong trường hợp này có thể sẽ tiềm ẩn một số rủi ro. (Ảnh minh họa)
Việc trao quyền cho cơ quan quản lý để xác định số lượng trong trường hợp này có thể sẽ tiềm ẩn một số rủi ro. (Ảnh minh họa)

Để giải quyết những lo ngại nói trên, có 2 giải pháp có thể sử dụng, bao gồm: Thứ nhất, quy định chi tiết và rõ ràng về quy trình xét duyệt, nguyên tắc xác định thứ tự ưu tiên cũng như nghĩa vụ công bố thông tin của cơ quan quản lý; Thứ hai là đa dạng hóa thành phần hội đồng xét duyệt hồ sơ đăng ký cùng sự tham gia của đại diện nhiều cơ quan khác nhau cùng các thành viên độc lập như các chuyên gia trong ngành.

Dù đã có quy định đối với việc công khai số lượng tổ chức được xét duyệt của từng thời kỳ trên tổng số tổ chức nộp hồ sơ tham gia, song quy trình xét duyệt này chưa đề cập đến nguyên tắc xác định thứ tự ưu tiên trong trường hợp nhiều tổ chức cùng một lúc có giải pháp fintech nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện để tham gia sandbox.

Giải bài toán nguồn lực để thúc đẩy sandbox cho fintech

Nguồn lực quản lý cũng như vận hành sandbox là một bài toán cần phải giải đáp. Đồng thời, đây cũng là một trong các lý do khiến ban soạn thảo thận trọng trong việc xác định phạm vi lĩnh vực giải pháp FinTech đã được tham gia sandbox khá hẹp như Dự thảo vừa công bố.

Theo thông lệ quốc tế, các nước để quản lý cũng như vận hành sandbox cần phải có một nguồn lực đủ điều kiện về cả chất lượng và số lượng. Để triển khai một sandbox cho 1 fintech từ a-z, cơ quan quản lý cần một nhóm nhân sự từ 2-6 người và một cán bộ cấp cao tham gia để hỗ trợ và giám sát. Bên cạnh đó, việc này phải cần được phân bố một lượng ngân sách nhất định. 

Những yêu cầu nói trên là bài toán nan giải cho cơ quan quản lý trong nước. Nguyên nhân bởi, toàn bộ máy đều đang đối mặt với nhiệm vụ tinh gọn bộ máy và tinh giảm biên chế. Trong bối cảnh này, nguồn lực dành cho hoạt động quản lý và triển khai sandbox hoàn toàn dựa trên bộ máy sẵn có và nhân sự kiêm nhiệm tại chỗ. Rõ ràng, nguồn nhân lực quản lý dành riêng cho việc đổi mới sáng tạo nói chung cũng như lĩnh vực fintech nói riêng vẫn đang còn nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Điều này đã tạo nên gánh nặng rất lớn với Ngân hàng Nhà nước khi triển khai sandbox trên thực tế.

Cũng theo tinh thần của Dự thảo, quá trình rà soát cũng như thẩm định hồ sơ đăng ký tham gia sandbox sẽ do Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối, nhưng cần phải có sự phối hợp của 7 bộ liên quan là Bộ Công an, Tư pháp, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ. Dự kiến sẽ sử dụng cơ chế lấy ý kiến bằng văn bản. Chính vì thế, tổ chức đăng ký tham gia sandbox cần phải nộp tổng cộng 8 bộ hồ sơ qua cơ chế một cửa rồi dựa vào ý kiến của từng bộ, ngành và tổ chức nộp hồ sơ phải làm giải trình.

Theo thông lệ quốc tế, các nước để quản lý cũng như vận hành sandbox cần phải có một nguồn lực đủ điều kiện về cả chất lượng và số lượng. (Ảnh minh họa)
Theo thông lệ quốc tế, các nước để quản lý cũng như vận hành sandbox cần phải có một nguồn lực đủ điều kiện về cả chất lượng và số lượng. (Ảnh minh họa)

Thực tế, việc lấy ý kiến nhiều bộ ngành cùng lúc và triển khai loạt giải pháp sáng tạo trong bối cảnh chưa có quy định là điều vô cùng cần thiết, mục đích đóng góp những góc nhìn chuyên môn đa chiều, chia sẻ được trách nhiệm với Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, cơ chế này lại khá rườm rà, có thể phát sinh nhiều vấn đề nếu quan điểm của các bộ ngành không đạt được sự đồng thuận. 

Theo đó, cần phải có một cách tiếp cận mới về cách tổ chức nguồn lực quản lý nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, triển khai các sandbox, trước mắt là sandbox cho fintech, sau đó sẽ là hướng đến sandbox trong nhiều lĩnh vực khác. Bởi vậy, một trong những giải pháp có thể cân nhắc là việc thành lập một cơ quan có địa vị pháp lý rõ ràng và cơ chế đặc thù, tập hợp nguồn lực cũng như có tinh thần đổi mới, sáng tạo.

Chưa kể, việc triển khai các sandbox trên thực tế vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro pháp lý với tổ chức tham gia sandbox và cả cơ quan quản lý cũng như nhân sự triển khai. Tính chất của các giải pháp fintech phải là mới mẻ, sáng tạo và chưa thể lường hết được rủi ro khi đưa vào thực tế. Chính vì thế, việc quy định rõ những trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý đối với đội ngũ quản lý triển khai sandbox là điều hết sức cần thiết. Nhờ đó mà cơ quan quản lý mới có thể theo đuổi và thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực này./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/11/2024