ISSN-2815-5823

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi

(KDPT) - Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trong hôm nay (28/5).
Hà Nội nhìn từ trên cao
Hà Nội nhìn từ trên cao

Đây là dự án Luật lớn, có nhiều chính sách, quy định mới về tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân, liên quan đến tổ chức, hoạt động của một số cơ quan (như Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Cơ quan Thi hành án dân sự), liên quan tới nhiều luật khác (như Luật tổ chức của một số cơ quan và các luật tố tụng).

Trong quá trình soạn thảo, Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, các cơ quan hữu quan đã xác định một số nguyên tắc làm cơ sở cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật như: Thể chế hóa quan điểm, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, nhất là về cải cách tư pháp và Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; khắc phục những vướng mắc, bất cập của thực tiễn. Bên cạnh đó, nghiên cứu để đưa vào dự thảo Luật những nội dung đã chín, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm và có sự thống nhất cao theo tinh thần Nghị quyết Nghị quyết 27-NQ/TW...

Trong phiên họp chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các cơ quan đã thống nhất nguyên tắc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quán triệt các quan điểm chỉ đạo trong các nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị; chỉnh lý, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ, triệt để cho chính quyền thành phố Hà Nội, bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật.

Luật Thủ đô năm 2012 được ban hành không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn hướng tới các chính sách riêng về văn hóa, lịch sử và bảo tồn nhằm duy trì những bản sắc riêng biệt của Hà Nội.

Sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành, thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của chính quyền và nhân dân Thủ đô. Cùng với các cơ chế chính sách đặc thù được ban hành đã từng bước đi vào cuộc sống, giúp cho TP Hà Nội chủ động hơn trong ưu tiên đầu tư thu hút các nguồn lực để phát huy tiềm năng, thể hiện được thế mạnh Thủ đô.

Trong những năm thi hành Luật Thủ đô, theo UBND TP Hà Nội, kinh tế TP Hà Nội tăng trưởng khá và đóng góp tích cực trong tăng trưởng của cả nước. Ngoài ra, Luật cũng giúp môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú; phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đạt kết quả quan trọng; phát triển khoa học và công nghệ được đẩy mạnh; an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của nhân dân được bảo đảm và nâng cao…

Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thi hành Luật Thủ đô, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định được đề ra trong Luật còn nhiều tồn tại, hạn chế đòi hỏi cần thiết xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Thủ đô hiện hành; tăng tính chủ động, tự chủ và xây dựng hệ thống chính trị của Hà Nội thực sự tinh gọn, hiệu quả.

Trình Quốc hội lần đầu tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản được các đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết, mục đích, quan điểm sửa đổi Luật và nội dung chính của dự thảo Luật.

Sau Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chủ trì phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Đồng thời, tổ chức các cuộc làm việc với bộ, ngành, cơ quan có liên quan; cử đại diện tham gia một số cuộc hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý để có thêm thông tin và cơ sở thực tiễn phục vụ công tác giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật.

Nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đã được Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 3/2024; sau đó được tiếp thu, chỉnh lý để trình xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 (tháng 3/2024) và gửi lấy ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan có liên quan. Đồng thời, Dự thảo Luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý có nhiều điểm mới, tiến bộ, đưa ra những cơ chế vượt trội để Hà Nội có thể phát triển...

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có 7 chương và 54 điều. Dự thảo Luật đã bổ sung, chỉnh lý nhiều nội dung để thực hiện chủ trương tăng cường phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP Hà Nội trên một số lĩnh vực.

Về cơ bản, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 được hoàn thiện với mức độ cao, không có các nội dung phải đưa ra nhiều phương án để Quốc hội thảo luận, lựa chọn; nghĩa là không còn nội dung có ý kiến khác nhau gây khó khăn cho quá trình lập pháp.

Với phạm vi điều chỉnh khá toàn diện, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được thông qua được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả với các cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội để phát triển Thủ đô.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/11/2024