ISSN-2815-5823

Shophouse là gì? Đánh giá shophouse có nên đầu tư không?

Shophouse là gì? Shophouse xuất hiện nhiều ở các khu đô thị, khu du lịch sầm uất; hiện đây là dạng bất động sản “béo bở” cho các nhà đầu tư.

Shophouse là gì? Shophouse hiện được xem là dạng bất động sản “béo bở” cho các nhà đầu tư. Đặc biệt ở các khu đô thị, khu du lịch sầm uất thì shophouse xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trước khi “xuống tiền”, các nhà đầu tư cần nắm chắc thông tin về loại hình nhà đất này.

Nhà shophouse là gì? Lịch sử hình thành của shophouse

Đất shophouse là gì? Hiện tại, trong luật pháp chưa có quy định nào về shophouse, nhưng được hiểu là nhà phố thương mại. Hiểu theo nghĩa đơn giản, shophouse là nhà ở kết hợp mục đích kinh doanh thương mại.

Shophouse được hiểu là nhà phố thương mại
Shophouse được hiểu là nhà phố thương mại

Từ xa xưa, nhà phố thương mại đã xuất hiện, khoảng thế kỷ XIX, thời kỳ thuộc địa. Chúng thường được hình thành dưới quy mô lớn, tập trung nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Một số đặc điểm ban đầu của shophouse có thể kể đến như:

  • Xây thành một hàng, liền kề nhau không có khoảng trống

  • Độ cao khoảng 2-3 tầng

  • Mặt tiền không lớn, chiều sâu kéo dài

  • Chiều dài phần hiên là 1524m bắt buộc

  • Đa chức năng

  • Tầng trệt của nhà sẽ là nơi kinh doanh, chủ nhà ở tầng trên.

Các đối tượng phù hợp để mua/đầu tư shophouse bao gồm:

  • Người muốn có nơi ở kết hợp kinh doanh

  • Người muốn mua shophouse để đầu tư hoặc cho thuê lại

  • Người muốn ở nhà tầng thấp

  • Người có kênh đầu tư chất lượng, an toàn.

Phân loại shophouse

Shophouse được chia làm 3 dạng: 

  • Shophouse khối đế chung cư: Là loại shophouse nằm tại các tầng đế của chung cư, thường tính từ tầng 1 tới tầng 5

  • Shophouse nhà phố: Được hiểu là nhà phố thương mại ở các khu đô thị, nhà có đặc điểm là thấp tầng và liền kề; có chính sách và quy định tương đương với loại nhà biệt thự

  • Shophouse nhà phố du lịch: Là các dãy nhà phố thương mại, có mặt tiện tại khu du lịch.

Có nên đầu tư shophouse không? Đánh giá ưu nhược điểm

Nhìn chung, shophouse là loại bất động sản tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm, cần nắm chắc hai mặt để xem xét đầu tư.

Đánh giá ưu - nhược điểm shophouse

Ưu điểm:

  • Vị trí đắc địa: Nằm tại tuyến đường lớn, nơi có nhiều dự án trọng điểm, mật độ dân cư cao; đây là các yếu tố đảm bảo công việc kinh doanh của shophouse được ổn định

  • Ứng dụng cao: Sử dụng cho nhiều mục đích nhưng vẫn giữ được tính tách biệt, ngay cả khi kinh doanh nhiều dịch vụ trong một shophouse

  • Giới hạn về số lượng: Shophouse thường được thiết kế để phục vụ chính cho cư dân trong tòa nhà, khu đó nên số lượng luôn hạn chế; đặc điểm khan hiếm cùng với vị trí đẹp khiến shophouse ngày càng "hot" với các nhà đầu tư

  • Thiết kế thông minh: Diện tích, kết cấu, thiết kế, cảnh quan xung quanh đều được tính toán để phù hợp cho mục đích của shophouse là ở và kinh doanh

  • Di chuyển thuận tiện: Shophouse ở chân đế do vậy thuận tiện cho việc đi lại trong tòa nhà (gần cầu thang, cửa thoát hiểm, hầm xe...) 

  • Thanh khoản cao: Lý do đến từ những ưu điểm trên của shophouse nên giá thanh khoản luôn ở mức cao

  • Sinh lời từ việc cho thuê: Tỷ lệ khai thác của shophouse là từ 8-12%, được đánh giá là cao hơn các loại hình bất động sản khác hoặc gửi ngân hàng nhận lãi suất.

Tỷ lệ khai thác của shophouse cao nên cho lời cao 
Tỷ lệ khai thác của shophouse cao nên cho lời cao 

Nhược điểm:

  • Cần vốn đầu tư lớn

  • Cần cộng đồng dân cư đông đúc để hiệu quả kinh doanh được cao

  • Bị hạn chế về quyền sở hữu.

Có nên đầu tư vào shophouse không?

Có thể thấy, shophouse có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các thể loại nhà ở khác, minh chứng cho sức hút cũng như khả năng thu lời từ loại nhà phố thương mại này. Tuy nhiên, trên thực tế, shophouse vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng về mặt pháp lý. Điều này ảnh hưởng không ít tới quyết định “xuống tiền” của các chủ thầu.

Nhìn chung, để khoản đầu tư thực sự an toàn và sinh lời, chủ thầu cần tìm hiểu kỹ về thông tin dự án, theo sát công trình cũng như thực hiện nghiêm các nghĩa vụ của mình.

Tìm hiểu về tính pháp lý của shophouse

Việc nắm chắc tính pháp lý cũng như các quy định xung quanh shophouse là điều cần thiết, để đảm bảo quá trình thi công hay vận hành shophouse đúng pháp luật.

Tính pháp lý của shophouse

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về nhà phố thương mại nên thủ tục mua/bán hay sang nhượng vẫn được thực hiện tương tự các loại hình bất động sản khác; tuy nhiên cần "hết sức" thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng. Điểm khác biệt là chủ sở hữu không được đăng ký tạm trú hay tạm vắng khi shophouse, bởi shophouse không có mục đích chính để ở.

Quyền sở hữu của shophouse

Về quyền sở hữu, thời hạn của hai loại shophouse sẽ khác nhau. Cụ thể:

Shophouse khối đế chung cư: Theo Điều 43 Luật Đầu tư năm 2014 và khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai năm 2013, các dự án xây dựng nhà ở thương mại hay kinh doanh kết hợp nhà ở ngoài khu kinh tế, thì có thời hạn sở hữu là 50 năm. Shophouse xét trong trường hợp trên thì có đủ hai yếu tố thương mại và để ở, do vậy có thể sở hữu công trình và sử dụng đất lên đến 50 năm.

Shophouse thấp tầng ở khu biệt thự liền kề: Thời hạn sở hữu sẽ áp dụng giống với công trình biệt thự, liền kề, lâu dài và có được cấp sổ. Người sở hữu được sử dụng đất ổn định, trong thời gian dài theo như quy định tại Luật Đất đai 2013.

Phân biệt shophouse và nhà mặt phố, biệt thự phố

Nhà liền kề và shophouse thường bị nhầm lẫn, do có nhiều điểm tương đồng về mặt pháp lý, thiết kế và vị trí. Tuy nhiên, giữa hai loại hình trên có sự khác biệt rõ ràng.

Điểm giống nhau

Điểm tương đồng lớn nhất giữa shophouse, nhà liền kề và biệt thự là thiết kế bên ngoài. Ba loại đều là những dãy căn hộ liền kề sát nhau, liên tiếp và không có khoảng trống. Dù vậy, thiết kế bên trong không hoàn toàn giống nhau. Bởi các căn liền kề cần đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người ở; ngược lại, shophouse cần có thiết kế cân bằng được giữa ở và kinh doanh.

Điểm giống nhau của ba loại hình bất động sản là có thiết kế bên ngoài giống nhau
Điểm giống nhau của ba loại hình bất động sản là có thiết kế bên ngoài giống nhau

Điểm khác nhau

Nhà liền kề, biệt thự: Mặt bằng hạ tầng được thiết kế tối ưu để phục vụ cho việc sinh hoạt hàng ngày. Vị trí là các khu đô thị nên nhiều khu vực xanh và khu vực công cộng. Mật độ xây dựng khoảng 80-90%. Tính pháp lý rõ ràng, có sổ đỏ và sử dụng dài hạn.

Shophouse: Mặt bằng tầng 1 được tối ưu hoàn toàn cho công việc kinh doanh, tăng thêm diện tích sử dụng. Nơi ở sẽ bắt đầu từ tầng 2 trở lên. Mật độ xây dựng là 100%, sổ đỏ sở hữu 50 năm.

Như vậy, shophouse là gì, là loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh, khác với dạng nhà liền kề và nhà biệt thự phố. Shophouse hiện đang là xu hướng dẫn đầu trong bất động sản, đặc biệt ở các khu đô thị mới, khu đô thị lớn. Dù vậy, với nhược điểm về mặt pháp lý, chủ đầu tư vẫn cần cân nhắc sao cho phù hợp với mục đích và điều kiện cá nhân./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 08/10/2024