Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp nâng cao năng suất lao động, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nâng cao năng suất lao động
Theo Chỉ số sẵn sàng AI (AI Readiness Index) của Cisco năm 2023, chỉ 27% tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng triển khai công nghệ AI. Ông Lê Hồng Quang cho rằng điều này cho thấy nhiều DN vẫn chưa đủ tự tin ứng dụng AI toàn diện và hoạt động sản xuất - kinh doanh. Tiên phong tích hợp AI vào nền tảng quản trị DN MISA AMIS để giải quyết bài toán nội tại, MISA đã chứng minh tính hiệu quả vượt trội của AI.
AI có thể viết email nhanh hơn 36 lần, thiết kế ảnh thời trang nhanh hơn 24 lần và lập trình giao diện website nhanh hơn 10 lần so với con người.
Đây là khẳng định của ông Lê Hồng Quang, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần MISA (MISA) tại phiên khai mạc Diễn đàn chuyển đổi số châu Á và Việt Nam - DX Summit 2024 chiều ngày 28/5/2024 tại Hà Nội. Diễn đàn do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (VINASA) tổ chức với chủ đề "Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số".
Tham luận tại Diễn đàn, ông Lê Hồng Quang, Phó Tổng giám đốc thường trực MISA khẳng định: "Ứng dụng AI nâng cao năng suất lao động vượt trội. Với các ví dụ cụ thể, AI có thể viết email nhanh hơn 36 lần, thiết kế ảnh thời trang nhanh hơn 24 lần và lập trình giao diện website nhanh hơn 10 lần so với con người. Những con số ấn tượng này cho thấy tiềm năng của AI, khẳng định đây chính là giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp (DN) tối ưu hóa thời gian, quy trình làm việc và gia tăng lợi thế cạnh tranh".
AI được ứng dụng trong các phân hệ như tài chính - kế toán, nhân sự - tuyển dụng và quản trị - điều hành, giúp tiết kiệm 70% thời gian xử lý và tăng độ chính xác. Đặc biệt, trợ lý AI - MISA AVA cung cấp dữ liệu điều hành tức thì, hỗ trợ DN vận hành hiệu quả và ra quyết định nhanh chóng. Với những hiệu quả mà AI mang lại, MISA kỳ vọng cộng đồng DN mạnh dạn ứng dụng công nghệ này để quản trị, vận hành hiệu quả dựa trên dữ liệu.
Ông Lê Hồng Quang khẳng định sứ mệnh của MISA và các DN phần mềm thành viên VINASA là nỗ lực tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tích hợp AI. Điều này không chỉ giúp gần 1 triệu DN Việt Nam tiếp cận AI một cách thực chất mà còn nâng cao hiệu quả vận hành và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số. Sự quyết tâm này thể hiện tinh thần tiên phong và trách nhiệm xã hội sâu sắc của cộng đồng DN CNTT trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số đất nước.
Trí tuệ nhân tạo giúp giải bài toán chuyển đổi số, chuyển đổi xanh
Ông Lê Hồng Quang khẳng định, với sự hỗ trợ từ Chính phủ, MISA và các DN phần mềm khác hoàn toàn có khả năng thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước bền vững.
Nhờ những khả năng đột phá của AI, các DN công nghệ như MISA có thể giải quyết những bài toán khó của đất nước. “MISA sẵn sàng nhận nhiệm vụ từ Chính phủ trong việc ứng dụng AI để nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, như kê khai thuế hộ kinh doanh và thuế thu nhập cá nhân”, ông Lê Hồng Quang cho biết.
Theo Báo cáo khảo sát CEO toàn cầu lần thứ 27 của PwC, 45% CEO toàn cầu không tự tin liệu doanh nghiệp có thể sống sót được trong thập kỷ tới hay không nếu vẫn tiếp tục con đường phát triển như hiện nay. Con số này tăng hơn 6% so với kết quả khảo sát năm 2023 là 39%. Việc thay đổi là bắt buộc trước sự biến động rất lớn về các điều kiện kinh tế, chính trị toàn cầu. Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh là giải pháp cho sự phát triển bền vững.
Chuyển đổi xanh là hướng tới mô hình phát triển thân thiện với môi trường, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để sản xuất, tiêu dùng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu phát thải, từ đó tạo nên một nền kinh tế xanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Chuyển đổi số là hướng tới mô hình phát triển thông minh dựa trên ứng dụng các công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo để hoạt động hiệu quả hơn, năng suất hơn, tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm thiểu hao phí tài nguyên, năng lượng, tạo ra giá trị mới, từ đó tạo nên một nền kinh tế xã hội số.
Định hướng chuyển đổi số năm 2024
Chính phủ Việt Nam đã nêu ra định hướng chuyển đổi số năm 2024 là: Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp CNTT và Truyền thông, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số, tạo ra động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo: Chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam để phát triển nhanh, bền vững, chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh. Việt Nam tập trung và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực này”.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả vận hành, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Với lợi thế 30 năm tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, MISA cam kết kiên định với sứ mệnh phụng sự xã hội, phát triển các sản phẩm tích hợp AI toàn diện để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số. MISA sẽ tiếp tục nỗ lực đồng hành cùng Chính phủ trong việc phát triển kinh tế số nói riêng và thúc đẩy sự thịnh vượng chung của đất nước./.
- Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"
- Cần đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào “khuôn khổ”