4 quy tắc ‘vàng’ khi gửi tiền ngân hàng năm 2024: Biết áp dụng chắc chắn không bao giờ lỗ
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cập nhật thống kê về tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng (TCTD). Số liệu mới nhất cho thấy, tiền gửi của dân cư tại hệ thống ngân hàng đến hết tháng 2/2024 đạt mức kỷ lục, ghi nhận gần 6,64 triệu tỷ đồng, so với đầu năm đã tăng 1,6%.
Thực tế cho thấy, tiền gửi dân cư vào hệ thống các ngân hàng sau khi sụt giảm vào tháng 1 năm nay đã quay trở lại đà tăng. Nếu như khách hàng đang có dự định gửi tiền vào ngân hàng thời điểm hiện tại cần nhớ rõ 4 quy tắc quan trọng sau.
Quy tắc 1, gửi 1 phần tiền trong một khoảng thời gian dài
Theo Phụ Nữ Số, tính đến tháng 5 năm nay, lãi suất tiền gửi ngân hàng dù đã được điều chỉnh tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp. Tính đến giữa tháng 5/2024, hầu hết các ngân hàng đều đã tái tăng lãi suất đầu vào. Trong đó, mức lãi suất cao nhất đang được áp dụng là 6,2% đối với kỳ hạn dài.
Ngoài ra, lãi suất huy động cho các kỳ hạn tiền gửi từ 1-3 tuần vẫn không đổi, ở mức 0,5%/năm; lãi suất kỳ hạn 1-5 tháng tăng từ mức 2,95%/năm lên 3,25%/năm; lãi suất kỳ hạn 6 tháng cũng được điều chỉnh tăng từ 4,6%/năm lên mức 4,9%/năm; lãi suất kỳ hạn 7-11 tháng đã tăng từ mức 4,4%/năm lên 4,7%/năm; lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng từ mức 5%/năm lên 5,3%/năm; lãi suất kỳ hạn 13 tháng cũng đã tăng từ 5,2%/năm lên mức 5,5%/năm; lãi suất kỳ hạn 15 tháng cũng tăng từ 5,8%/năm lên mức 6,1%/năm. Ngoài ra, mức lãi suất cho kỳ hạn 18 tháng dừng ở mức 6,2%; kỳ hạn 24-36 tháng giữ nguyên 5,5%/năm.
Dễ dàng thấy được, kênh tiết kiệm ngày càng trở nên kém hấp dẫn với người tiêu dùng. Nếu xét từ góc độ của người tiết kiệm, cách tốt nhất để có thể ‘khóa’ lãi suất thời điểm hiện tại, đồng thời ngăn nó giảm xuống chính là gửi một phần tiền ngân hàng trong thời gian dài. Dù lãi suất tiền gửi có giảm trong khoảng thời gian gửi tiền, khoản tiền gửi của khách hàng vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.
Quy tắc 2, nên dàn trải thời gian gửi tiền
Nếu bạn như không thể tiết kiệm được hết số tiền gửi ngắn hạn trong 3 tháng thì sẽ bị mất khá nhiều tiền lãi. Đồng thời, bạn cũng không nên gửi toàn bộ số tiền của bản thân dưới dạng tiền gửi dài hạn. Điều này sẽ khiến thanh khoản giảm sút, đồng thời người gửi tiền cũng cảm thấy khó khăn trong trường hợp cần tiền gấp.
Cách tốt nhất trong trường hợp này là nên giữ lại một phần tiền để phòng cho những trường hợp khẩn cấp. Nếu như gửi tiết kiệm, mỗi người nên chia số tiền của mình thành 3 phần: Một phần được giữ trong 3 tháng; một phần giữ trong 1 năm và 1 phần giữ trong khoảng thời gian dài 3 năm. Cả tiền gửi ngắn hạn lẫn dài hạn đều được tính toán để phòng tới khả năng sinh lời cũng như tính thanh khoản.
Quy tắc 3, không nên chỉ gửi tiền vào một ngân hàng
Thực tế cho thấy, việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng dù có rủi ro thấp nhưng không phải là không có. Vì thế, cách tốt nhất để có thể kiểm soát rủi ro không phải là bỏ hết trứng vào một giỏ; thay vào đó hãy chia tiền gửi thành nhiều phần, sau đó gửi chúng vào nhiều ngân hàng khác nhau, số tiền gửi không vượt quá 2 tỷ đồng.
Với cách làm này, mọi người có thể phân tán rủi ro, đồng thời tăng mức độ bảo vệ đối với khoản tiền gửi của mình.
Quy tắc 4, không nhầm lẫn việc đầu tư tài chính của bảo hiểm và tiền gửi
Tính đến thời điểm hiện tại, gửi tiết kiệm tại các ngân hàng được coi là hình thức đầu tư an toàn và phổ biến nhất. Hình thức này được đánh giá cao bởi sự tiện dụng cùng với tính thanh khoản cao. Không đòi hỏi vốn kiến thức quá lớn hay mức độ phân tích cao sâu gì, bất kỳ ai cũng có thể gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng để hưởng tiền lãi hàng tháng. Đồng thời, lãi suất nhận được từ các ngân hàng sẽ khác nhau, điều này chủ yếu phụ thuộc vào số tiền tiết kiệm cũng như gói tiết kiệm mà khách hàng lựa chọn.
Trong khi đó, lợi nhuận từ việc đầu tư tài chính của bảo hiểm cũng cao, dù ít rủi ro nhưng lại đòi hỏi phải đầu tư trong một khoảng thời gian dài. Nói chung, việc đầu tư này phải kéo dài trong 10 năm liên tục mới có thể thu hồi được vốn; đồng thời cũng phải mất đến 10 năm mới thấy được lợi ích rõ ràng nhất.
Với những lý do này, khách hàng tuyệt đối không nên nhầm lẫn giữa 2 hình thức đầu tư tài chính của bảo hiểm và gửi tiết kiệm tại ngân hàng; đồng thời cân nhắc kỹ càng nếu như muốn lựa chọn một trong hai.
Ngoài ra, khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng cũng cần lưu ý thêm một số điều quan trọng khác như:
Đăng ký sử dụng ngay 2 dịch vụ SMS tài khoản tiết kiệm cũng như SMS tài khoản thanh toán tại ngân hàng sau khi gửi tiền.
Khi có nhu cầu gửi hoặc rút tiền tiết kiệm, khách hàng nên trực tiếp đến trụ sở ngân hàng, hạn chế việc giao dịch tại các địa điểm ngoài ngân hàng.
Không ký sẵn vào bất kỳ loại giấy tờ nào khi vẫn chưa có nội dung.
Khách hàng cần thông báo, cập nhật ngay cho ngân hàng nếu như có các thông tin thay đổi về chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc số điện thoại, chữ ký.