Bài 2: Cần đảm bảo lợi ích của người dân và doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Cà phê Phước An (Đắk Lắk) bị người dân phản đối về vấn đề giao khoán vườn cây cà phê.
Bài 1: Bất cập việc giao khoán vườn cây cà phê ở Công ty Cổ phần Cà phê Phước An

Ngày 03/03/2017 Công ty TNHHMTV Phước An đã có Thông báo số 120-2017/TB-CTPA về vệc thanh lý hợp đồng giao khoán vườn cây cà phê khu vực Phước An. Ngày 06/03/2018, Công ty CP cà phê Phước An (Công ty Phước An) có dự thảo phương án về việc giao khoán vườn cây cà phê thanh lý có trồng xen sầu riêng. Ngày 05/05/2020, công ty Phước An có Quyết định số 210/QĐ-CPPA về việc thanh lý hợp đồng, thu hồi vườn cây đối với hộ ông Võ Tá Thành. Theo phương án và quyết định nêu trên Công ty Phước An đã tự áp giá cây sầu riêng của hộ ông Võ Tá Thành và các hộ dân theo mức giá theo khung giá tại Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 23/03/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk mà không thông qua việc thỏa thuận với người dân.

Qua trao đổi với các chuyên gia về pháp lý, việc công ty Phước An tự áp giá đối với tài sản là cây sầu riêng của người dân mà không thỏa thuận đã có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc về quyền sở hữu tài sản, và vi phạm thỏa thuận dân sự được quy định tại Điều 3, Bộ luật dân sự năm 2015. Vụ việc nêu trên của công ty xâm phạm quyền tài sản của người dân, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân dẫn đến sự bức xúc của các hộ dân.

Bài 2: Cần đảm bảo lợi ích của người dân và doanh nghiệp
Các hộ dân và các hộ người đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương mong muốn được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất theo quy định của pháp luật để tiếp tục ổn định cuộc sống, an tâm sản xuất.

Theo ông Nguyễn Ngọc Nghệ, một cựu công nhân nông trường cho biết, Công ty cổ phần cà phê Phước An được thuê đất với giá 1.400.000-1.800.000 VNĐ/năm/ha, nhưng công ty khoán cho chúng tôi 50.000.000 VNĐ/năm/ha và 10 năm sau thu lại toàn bộ diện tích đất khoán trắng và tài sản trên đất của chúng tôi. Công ty đã đưa ra mức khoán không hợp lý và thu hồi toàn bộ tài sản trên đất của chúng tôi sau 10 năm là sai quy định của nhà nước làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Năm 2017, khi hết hạn hợp đồng, công ty thực hiện cổ phần hóa, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị công ty thanh lý hợp đồng và chuyển giao đất đang khoán trắng cho chúng tôi về địa phương theo nghị định 118/ND-CP, nhưng công ty không thực hiện mà vẫn giao diện tích đất chúng tôi đang nhận khoán trắng cho công ty cổ phần. Việc giao diện tích đất khoán trắng cho công ty cổ phần đã gây bức xúc cho hàng trăm hộ dân, ông Nghệ cho biết thêm.

Về vấn đề này, qua trao đổi với các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk, các ý kiến đều cho rằng cần thiết phải xây dựng lại phương án khoán phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm quyền lợi của các bên để tạo sự đồng thuận giữa công ty và hộ nhận khoán, tránh các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến hợp đồng khoán.

Bài 2: Cần đảm bảo lợi ích của người dân và doanh nghiệp
Hai hộ dân đang bị Công ty Cổ phần Cà phê Phước An khởi kiện đòi đất.

Thiết nghĩ, với việc canh tác lâu dài trên diện tích đất được giao khoán tài sản mà các hộ dân tạo dựng lên, và việc đảm bảo an sinh xã hội phát triển kinh tế nông hộ và phát triển doanh nghiệp, cần có sự chỉ đạo quyết liệt cũng như sự vào cuộc của các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Đắk Lắk để giải quyết dứt điểm vụ việc, đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, góp phần vào việc đảm bảo an sinh xã hội và trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Bài 1: Bất cập việc giao khoán vườn cây cà phê ở Công ty Cổ phần Cà phê Phước An Bài 1: Bất cập việc giao khoán vườn cây cà phê ở Công ty Cổ phần Cà phê Phước An

Không thể phủ nhận, sau hơn 30 năm “sắp xếp, đổi mới,” đến nay việc quản lý, sử dụng đất đai của các nông, lâm ...