Căn hộ trên thị trường bất động sản TP.HCM chạy đà “đuổi” giá Hà NộiChốt thời điểm đấu giá 3.790 căn hộ trên thị trường bất động sản TP.HCMGiá cho thuê căn hộ bất động sản sẽ tăng chậm trong thời gian sắp tới

Bài viết dưới đây là những lời chia sẻ của anh Vương sau khi chuyển từ nhà vườn lên một căn hộ cao nhất của một tòa nhà chọc trời tại Thượng Hải, Trung Quốc. Đương nhiên, đây là câu chuyện không phải của riêng ai bởi nhiều người Việt cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. 

Sau khoảng 5 năm ở nhà vườn dưới đất, đến năm 2021 vợ chồng anh Vương nổi hứng muốn chuyển sang sống chung cư. Mong muốn được hưởng thụ view đẹp, ánh sáng tốt và không gian rộng rãi, thoáng đãng, anh Vương đã chọn mua căn hộ tầng cao nhất ở một tòa nhà Thượng Hải.

Mong muốn được hưởng thụ view đẹp, ánh sáng tốt và không gian rộng rãi, thoáng đãng, anh Vương đã chọn mua căn hộ tầng cao nhất ở một tòa nhà Thượng Hải. (Ảnh minh họa)
Mong muốn được hưởng thụ view đẹp, ánh sáng tốt và không gian rộng rãi, thoáng đãng, anh Vương đã chọn mua căn hộ tầng cao nhất ở một tòa nhà Thượng Hải. (Ảnh minh họa)

Thời điểm đó, anh cũng bỏ qua mong muốn của vợ mình là mua một căn hộ ở tầng 16 (bởi đây là con số đẹp). Đồng thời, anh cũng bỏ ngoài tai những lời góp ý của phụ huynh muốn mua nhà ở tầng 3 cho tiện đi lại.

Anh Vương vẫn giữ nguyên quan điểm của mình, đó là mua căn hộ ở tầng cao nhất. Thậm chí, sau khi bán nhà vườn, anh còn vay thêm tiền để có thể sở hữu căn hộ này. Thế nhưng sau 2 năm ở đây, nợ vẫn chưa trả hết mà anh Vương cảm thấy đây thật sự là một ‘kiếp nạn’.

Bất tiện đủ điều

Đầu tiên, anh Vương cảm thấy cuộc sống ở trên tầng cao nhất vô cùng nóng bức, đặc biệt là vào mùa hè. Thời điểm gia đình anh chuyển đến đây là mùa đông nên không cảm nhận được điều này. Khi đó, bạn bè anh cũng khuyên nên lắp đặt điều hòa ở tất cả các phòng mới có thể ‘sống sót’ qua những ngày hè. Tuy nhiên, anh Vương đã bỏ ngoài tai những lời khuyên này. Anh cho rằng, sống ở trên tầng cao nhất sẽ vô cùng thoáng mát, chỉ cần mở rộng các cửa đón gió trời là đủ, không cần thiết phải lắp đặt nhiều điều hòa như thế.

Tuy nhiên đến mùa hè năm đó, anh Vương không thể nào chịu đựng được cái nóng oi bức, ngột ngạt này. Anh phải lắp thêm điều hòa với công suất lớn tại phòng khách. Đồng thời, điều hòa tại các phòng cũng phải hoạt động 24/24 thì mọi người trong nhà mới có thể sinh hoạt bình thường được. 

Đó là câu chuyện vào những ngày nắng nóng. Đến những ngày mưa, mọi thứ lại càng thêm kinh khủng. Sau gần 2 năm sử dụng, penthouse của anh Vương đã bị dột vào mùa mưa. Anh Vương biết rằng hiện tượng này chắc sẽ xảy ra. Nhưng khi mua căn hộ, anh từng làm việc rất kỹ càng với chủ đầu tư, nhằm chắc chắn gia đình mình sẽ không rơi vào cảnh này.

Không chỉ bị dột, một số góc trong căn nhà còn có cả vết nứt, một phần là do việc ở nhà càng cao thì sẽ càng dễ bị rung lắc. (Ảnh minh họa)
Không chỉ bị dột, một số góc trong căn nhà còn có cả vết nứt, một phần là do việc ở nhà càng cao thì sẽ càng dễ bị rung lắc. (Ảnh minh họa)

Chuyện này không thể tránh khỏi. Năm ngoái, anh Vương thấy nhà mình bị dột qua một kẽ silicon ở trên khung cửa sổ lớn nhất trong nhà. Kẽ silicon này bị lỗi vấn đề thi công bên ngoài. Nếu muốn khắc phục cần phải có người đu dây từ trên nhà xuống và vá lại. Khi ấy, anh Vương đã phải vất vả thuê thợ và làm việc với chủ đầu tư để xử lý vấn đề này. 

Không chỉ bị dột, một số góc trong căn nhà còn có cả vết nứt. Một phần là do việc ở nhà càng cao thì sẽ càng dễ bị rung lắc. Chưa kể, dự án chung cư nơi anh Vương ở vẫn còn mới nên nền đất chưa được ổn định. Nhà của anh còn ở trên tầng cao nhất, chịu đủ sự rung lắc khủng khiếp của tòa nhà. 

Ngoài ra, khi tiến hành thiết kế nhà, anh Vương kiên quyết chọn loại gạch không nung ngoài vật liệu bê tông. Anh cho rằng, gạch không nung có nhiều ưu điểm như xốp, nhẹ, bảo vệ môi trường và có thể cách âm rất tốt. Tuy nhiên, độ xốp của loại gạch này lại khác bê tông rất nhiều. Nếu sử dụng đồng thời cả 2 vật liệu, mỗi khi tòa nhà rung lắc sẽ tạo ra vết nứt./.

Ở tầng cao nhất, gia đình anh Vương có được sự riêng tư nhưng lại di chuyển vô cùng vất vả. Mỗi ngày, anh phải dậy sớm thêm 15 phút để đi làm, bởi tốc độ di chuyển của thang máy tòa nhà không nhanh. Chưa kể, thang máy đến mỗi tầng còn phải dừng lại để đón người ra vào. Mỗi khi thang máy gặp sự cố, anh Vương phải chấp nhận leo bộ 40 tầng, đến nơi không còn hơi sức mà thở.

Dù có những khuyết điểm nói trên, nhưng không thể phủ nhận việc sống trên căn hộ tầng cao nhất vẫn có một số ưu điểm như tầm view đẹp và thoáng đãng, không khí trong lành, có thể trồng cây trồng rau cũng rất tốt. (Ảnh minh họa)
Dù có những khuyết điểm nói trên, nhưng không thể phủ nhận việc sống trên căn hộ tầng cao nhất vẫn có một số ưu điểm như tầm view đẹp và thoáng đãng, không khí trong lành, có thể trồng cây trồng rau cũng rất tốt. (Ảnh minh họa)

Sau 2 năm chuyển từ nhà vườn lên căn hộ ở trên tầng cao nhất, anh Vương phải đau đớn thừa nhận quyết định năm xưa của mình là sai lầm và cuộc sống ở nơi này khá tệ. Thời điểm hiện tại, anh Vương đang rao bán căn nhà, nhưng đến nay vẫn chưa thể chốt được một mức giá hợp lý. 

Dù có những khuyết điểm nói trên, nhưng không thể phủ nhận việc sống trên căn hộ tầng cao nhất vẫn có một số ưu điểm. Theo anh Vương, sống trên tầng cao sẽ riêng tư hơn, tầm view đẹp và thoáng đãng, không khí trong lành, có thể trồng cây trồng rau cũng rất tốt. Anh Vương khuyên nhủ, dựa vào từng nhu cầu và tài chính, mỗi người có thể lựa chọn căn hộ phù hợp với gia đình mình. Trước khi xuống tiền mua nhà, cần tính toán và suy nghĩ kỹ càng để sau này không phải hối hận./.