Năm 2024 sẽ chứng kiến những "đột phá" về trí tuệ nhân tạoDoanh nghiệp với cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI)Tiềm năng và tốc độ phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng lớn

Trang Cointelegraph cho biết, đến thời điểm hiện tại, xu hướng tự xuất bản đã phần nào trao quyền cho các tác giả trên toàn thế giới có thể vượt qua những người gác cổng truyền thống của ngành xuất bản (các nhà xuất bản) để có thể đưa tác phẩm của họ đến với thế giới.

Mặc dù vậy, để có thể tiếp tục bắt kịp được quá trình hiện đại hóa, các nền tảng tự xuất bản, trong đó có Booksie đã phải liên tục nâng cấp công nghệ, trong đó có việc áp dụng blockchain (công nghệ chuỗi khối) cùng với trí tuệ nhân tạo (AI). 

Ứng dụng blockchain mang đến sự minh bạch cũng như quyền sở hữu cho tác giả

Có thể thấy, ý tưởng áp dụng công nghệ blockchain trong ngành xuất bản không hẳn là một hiện tượng mới. Vào năm 2018, Liên minh các tác giả độc lập đã đề xuất đưa ứng dụng blockchain vào ngành sách, triển khai một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về tiềm năng của công nghệ blockchain trong việc xuất bản. 

Những yếu tố cốt lõi của blockchain có thể trở thành một cơ chế cho phép các tác giả lấy lại quyền sở hữu cũng như tạo thuận lợi cho họ trong việc truy cập những dữ liệu có giá trị. 

Đến thời điểm hiện tại, đối với thị trường xuất bản số, các nhà xuất bản thường mã hóa sách điện tử trước khi cấp quyền sử dụng cho người dùng. Chính vì thế, khi mà các nền tảng sách điện tử ngừng hoạt động, đóng cửa hệ thống thì bất kể ai đã mua sách điện tử cũng sẽ coi như không gặp may. Hay như các tác giả khi tự xuất bản sách trên những nền tảng trực tuyến, khi các nền tảng này gặp sự cố thì quyền sở hữu hoặc truy cập tác phẩm của họ cũng có thể sẽ gặp rủi ro. Tuy nhiên, hạn chế này cũng có thể được khắc phục nhờ vào 2 tính chất của blockchain. 

Booksie cùng các nền tảng tự xuất bản khác đang liên tục nâng cao khả năng hỗ trợ cho tác giả. (Nguồn ảnh: Fictionate.me)
Booksie cùng các nền tảng tự xuất bản khác đang liên tục nâng cao khả năng hỗ trợ cho tác giả. (Nguồn ảnh: Fictionate.me)

Đầu tiên đó là các blockchain là độc lập (vô chủ), chính vì thế, hồ sơ về quyền sở hữu tệp ở trên blockchain không bị kiểm soát bởi bất kỳ một nền tảng phân phối nào (ví dụ như Barnes & Noble hay Amazon). 

Thứ hai đó là các blockchain bất biến, chính vì thế nếu như một hệ thống lưu trên blockchain về quyền sở hữu một cuốn sách điện tử thì thông tin đó sẽ tồn tại một cách mãi mãi, ngay cả khi nhà cung cấp dừng việc kinh doanh. Và nếu như người sở hữu bán sách điện tử cho người khác, một thông tin khác sẽ đi vào blockchain và cũng sẽ được cập nhật. Nói cách khác thì blockchain đảm bảo được quyền sở hữu và chuyển quyền sở hữu, không bị bên thứ ba kiểm soát sau khi thực hiện. 

CEO Nasisi cũng có giải thích rằng, trong trường hợp có nhiều trang web truyền thống bị đóng cửa hoặc xảy ra sự cố thì blockchain có thể là một kênh mới giúp cho các tác giả có thể tiếp tục đưa sách đến với độc giả. 

Bên cạnh lợi ích tài chính thì blockchain còn mang đến sự minh bạch cũng như trao quyền cho các tác giả trong việc bảo vệ tác phẩm của họ.

Cũng theo ông Nasisi: “Tính bất biến cũng như độc lập của blockchain giúp cho các tác giả có thể chứng minh rằng họ là những người tạo ra tác phẩm. Điều này ngày càng quan trọng ở trong bối cảnh thế giới đang rất quan ngại đến nội dung mà AI tạo ra”.

Ứng dụng AI sẽ trao quyền cho người viết

Có thể thấy, việc sử dụng các công cụ AI đã dần trở nên phổ biến hơn trong thời gian qua và hiện nay cũng dần được tích hợp vào hoạt động kinh doanh của những công ty ở hầu hết các ngành nghề trên toàn thế giới. 

Mặc dù vậy, trong ngành xuất bản thì các tác giả sẽ phải đối mặt với tình trạng tác phẩm của họ bị AI sử dụng bất hợp pháp. Vào hồi tháng 7/2023, nhà văn Sarah Silverman đã đệ đơn kiện Meta và OpenAI bởi vì sử dụng tác phẩm có bản quyền để làm nguồn phát triển AI khi không xin phép.

Và vào tháng 9/2023, Hiệp hội tác giả Mỹ cũng đã đệ trình một vụ kiện tương tự để chống lại Open AI, cáo buộc lạm dụng tài liệu có bản quyền ở trong quá trình phát triển các mô hình AI tổng quát của công ty này.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên thì ông Nasisi cũng nhấn mạnh rằng, nếu như được lên kế hoạch phù hợp thì AI cũng có thể được sử dụng một công cụ hỗ trợ cho các tác giả thay vì hoàn toàn thay thế hoặc khai thác tác phẩm của họ.

Cũng theo ông Nasisi, nền tảng của họ đã thiết kế để có thể tích hợp bot AI vào Booksie để có thể hỗ trợ các nhà văn trong việc đưa ra phản hồi đối với độc giả về những tác phẩm hư cấu, phi hư cấu. Blockchain và AI - Bội đôi đột phá

Khi xem xét về tiềm năng kết hợp của blockchain và AI thì ông Nasisi nói rằng, cả hai công nghệ này sẽ có thể thay đổi cơ bản cách thức hoạt động của ngành xuất bản trong thời gian 10 năm tới. Ông nhấn mạnh: “Những nhà văn sẽ kết hợp khả năng sáng tạo của họ với AI và blockchain để đưa tác phẩm đến với độc giả trên nhiều phương tiện, tương tác với người hâm mộ theo các cách mới lạ nhất”. 

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Thêm vào đó thì các tác giả cũng có thể tận dụng sự hỗ trợ của AI để viết sách, sau đó sẽ sử dụng blockchain để chuyển đổi sang các phiên bản giới hạn, thậm chí là sáng tạo video, trò chơi dựa trên cốt truyện cũng như phát triển những mặt hàng đi kèm. Đối với blockchain, các tác giả có thể duy trì quyền sở hữu cũng như tiếp cận quá trình phát triển tác phẩm của mình một cách minh bạch nhất.

Ông Nasisi còn ví von hai công nghệ này tương tự như âm với dương, hỗ trợ lẫn nhau và tạo ra một mô hình phát triển mới. Một khi tận dụng được blockchain và AI thì các nền tảng tự xuất bản sẵn sàng trao quyền cho các tác giả hơn để tạo ra một tương lai tràn ngập những khả năng mới thú vị cho cả người sáng tạo lẫn người đọc./.