ISSN-2815-5823

Cụ bà Nhật 73 tuổi cùng cách tiết kiệm không tưởng: Cả đời không mua gia vị, mỗi lần chỉ dùng 20cm giấy ăn thay cho giấy vệ sinh

(KDPT) - Theo cụ bà siêu tiết kiệm này, công dụng của giấy vệ sinh cũng tương tự như giấy ăn, vì thế không tội gì phải tốn tiền mua 2 thứ có chung một công dụng về nhà.

Mỗi khi nhắc đến cụm từ ‘tiết kiệm’ tại Nhật Bản, hầu hết mọi người sẽ nhớ ngay đến cụ bà Ogasawara Yoko (73 tuổi). Người phụ nữ này được nhiều người biết đến là ‘bậc thầy tiết kiệm’ tại đất nước mặt trời mọc.

Từ năm 30 tuổi, bà Yoko đã bắt đầu suy nghĩ về việc tiết kiệm tiền để nghỉ hưu, đồng thời tự tạo cho mình một bộ quy tắc tiết kiệm bằng lối sống tối giản nhất có thể. Bộ quy tắc được đề cập bởi người phụ nữ này từng gây tranh cãi trên diện rộng bởi chúng quá khắc nghiệt, bất kỳ ai nghe xong cũng phải bất ngờ đến mức… bật ngửa. 

Không ít người cho rằng, tiết kiệm theo kiểu của bà Yoko là keo kiệt, bủn xỉn, tự mình làm khổ mình. Tuy nhiên, chính chủ lại nghĩ khác. Bà cho rằng đây là lối sống giúp bà tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Từ năm 30 tuổi, bà Yoko đã bắt đầu suy nghĩ về việc tiết kiệm tiền để nghỉ hưu, đồng thời tự tạo cho mình một bộ quy tắc tiết kiệm bằng lối sống tối giản nhất có thể.
Từ năm 30 tuổi, bà Yoko đã bắt đầu suy nghĩ về việc tiết kiệm tiền để nghỉ hưu, đồng thời tự tạo cho mình một bộ quy tắc tiết kiệm bằng lối sống tối giản nhất có thể.

Với phương châm sống ‘trẻ tiết kiệm, già an nhàn’, bà Yoko luôn tuân thủ 5 nguyên tắc dưới đây:

Dùng giấy vệ sinh thay giấy ăn, mỗi lần chỉ dùng 1 mảnh 20cm

Theo cụ bà này, công dụng của giấy vệ sinh cũng tương tự như giấy ăn, vì thế không tội gì phải tốn tiền mua 2 thứ có chung một công dụng về nhà. Ngoài ra, một cuộn giấy vệ sinh tại Nhật có giá 25 Yên, với khổ 20cm có thể sử dụng được 300 lần. Trong khi đó, khăn giấy đóng hộp được bán với giá 65 Yên, cao gần gấp 3 lần giá của giấy vệ sinh mà chỉ có 20 tờ.

Để tiết kiệm, bà Yoko dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn, mỗi lần dùng chỉ lấy một đoạn được cắt sẵn, tương đương 20cm chiều dài của giấy.

Cả đời chưa từng mua gia vị

Theo bà Yoko, từ trước đến nay bà chưa từng chi tiền để mua các loại gia vị. Mỗi khi nấu ăn, bà sẽ tận dụng những gói gia vị đi kèm trong mì ăn liền hoặc là Natto. Với những loại sốt như tương ớt, sốt cà chua… bà Yoko sẽ lấy tại các quầy phát đồ dùng thử trong siêu thị hoặc xin ở các nhà hàng. 

Không rửa nồi sau khi nấu ăn xong

Theo bà Yoko, việc rửa nồi sau khi nấu ăn xong là một hành động lãng phí nước sạch cùng với nước rửa bát. Đồng thời, đây cũng là việc làm không cần thiết.

Vì thế, bà Yoko sẽ trực tiếp cho thực phẩm tươi vào chiếc nồi từng nấu món ăn của ngày hôm trước. Bà cho rằng, cách này sẽ giúp món ăn của mình có nhiều mùi vị hơn, tương tự như khi ăn lẩu.

Ngày đầu tiên là món thịt lợn bắp cải và tảo bè, đến ngày hôm sau thêm thịt gà và hành lá, cứ thế tiếp tục nấu cho đến khi nào cảm thấy chiếc nồi cần được làm sạch thì mới mang đi rửa. Có những chiếc nồi bà Yoko dùng 7 ngày liên tiếp mà không rửa. 

Sử dụng hóa đơn làm giấy ghi chú

Ngoài gia vị, có một thứ mà bà Yoko chưa bao giờ phải bỏ tiền ra mua, đó chính là sổ hoặc là giấy ghi chú. Bà sẽ tận dụng mặt sau của các hóa đơn và kẹp chúng lại, tạo thành một sổ ghi chép mini. 

Luôn lên danh sách trước khi mua sắm

Mỗi lần đi siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi, bà Yoko luôn mang theo một tờ giấy ghi chú ghi rõ những món đồ mà bản thân cần mua. Khi đã đến cửa hàng, bà đến đúng những quầy món đồ mà mình cần, bỏ chúng vào giỏ xách và đến thẳng quầy thanh toán.

Bà Yoko không bao giờ la cà trong siêu thị hay cửa hàng tiện lợi, tránh việc tốn tiền mua những thứ không cần thiết./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 20/05/2024