ISSN-2815-5823

Dệt may Việt Nam chuyển đổi xanh theo tiêu chí LEED để thu hút đơn hàng xuất khẩu

(KDPT) - Bộ Công Thương cùng các doanh nghiệp dệt may đang chuyển hướng nhận những đơn hàng yêu cầu tiêu chí xanh, chuyển đổi nhà máy theo tiêu chuẩn LEED để thu hút đơn hàng xuất khẩu.
Thách thức và cơ hội của doanh nghiệp Việt trước tiêu chuẩn "xanh hóa" của EU Phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh là xu hướng tất yếu

Thế giới đang đứng trước thời điểm lịch sử, chuyển từ nhận thức sang hành động tái cấu trúc mô hình phát triển phù hợp trong tương lai trước những thách thức đã đến trước từng ngôi nhà.

Nhân loại đang đối mặt với khủng hoảng kép do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên nhiên nhiên. Nếu tiếp tục phát triển với mô hình sản xuất và tiêu dùng tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên như hiện nay, thì đến năm 2050 sẽ phải cần tới 3 trái đất mới đáp ứng được nhu cầu sinh sống của nhân loại.

Báo cáo về "Triển vọng đất đai toàn cầu 2" của Công ước Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) cho thấy 40% diện tích đất toàn cầu đang bị suy thoái đã khiến khoảng một nửa GDP toàn cầu gặp rủi ro. Các vấn đề về an ninh tài nguyên, an ninh năng lượng, an ninh môi trường… đang trở thành vấn đề lớn đối với triển vọng phát triển kinh tế của toàn cầu.

"Đây là thời điểm lịch sử chúng ta phải lựa chọn mô hình phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên hay dựa vào tri thức, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ít phát thải. Đây không chỉ là chủ trương, quan điểm, tư duy cần hướng đến mà chính là mô hình Chính phủ, doanh nghiệp, người dân hành động", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói tại Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2023 diễn ra hồi tháng 8.

Đây là thời điểm lịch sử chúng ta phải lựa chọn mô hình phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên hay dựa vào tri thức, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ít phát thải. Đây không chỉ là chủ trương, quan điểm, tư duy cần hướng đến mà chính là mô hình Chính phủ, doanh nghiệp, người dân hành động.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Bộ Công Thương cùng các doanh nghiệp dệt may đang chuyển hướng nhận những đơn hàng yêu cầu tiêu chí xanh, chuyển đổi nhà máy theo tiêu chuẩn LEED để có đơn hàng.

Trong Thông báo số 332 về nhiệm vụ, giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng từ nay đến cuối năm, Thường trực Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thương mại từ nay đến cuối năm. Ngay trong ngành dệt may, nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu từ nay đến cuối năm đã, đang thực hiện.

Bộ Công Thương cùng các doanh nghiệp dệt may đang chuyển hướng nhận những đơn hàng yêu cầu tiêu chí xanh, chuyển đổi nhà máy theo tiêu chuẩn LEED để có đơn hàng. (Ảnh minh họa)

Theo Bộ Công Thương, tổng cầu thế giới sụt giảm, sự cạnh tranh để có đơn hàng ngày càng quyết liệt nên buộc nhiều doanh nghiệp phải xoay xở để có đơn hàng.

Mỗi năm, Công ty Prosport xuất khẩu khoảng 20 triệu sản phẩm sang chủ yếu Châu Âu và Châu Mỹ, đơn hàng yêu cầu sử dụng nguyên liệu tái chế hiện nay đã chiếm 15-20%.

Trong bối cảnh đơn hàng dệt may nói chung có xu hướng giảm, doanh nghiệp cho biết số lượng đơn hàng yêu cầu tiêu chuẩn xanh vẫn giữ ổn định, tăng 15-20% qua từng năm. Đối tác không chỉ yêu cầu sản phẩm xanh, mà còn yêu cầu các nhà máy sản xuất cũng cần đáp ứng các chứng chỉ xanh nhất định.

Khó khăn chủ yếu của các doanh nghiệp dệt may hiện nay khi chuyển đổi xanh là vốn và đơn hàng thời điểm này không đều, lúc có, lúc hủy, nên họ dè dặt trong việc đầu tư chuyển đổi xanh. Vì vậy họ đề xuất Bộ Công Thương hỗ trợ họ trong tìm kiếm đối tác đều đặn hơn.

Theo Bộ Công Thương, tận dụng lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do là một giải pháp hợp lý trong bối cảnh hiện nay, vì thuế suất xuất khẩu hàng dệt may sang EU đang bình quân là 9,6%, sẽ giảm dần về 0%.

Hệ thống thương vụ Việt Nam tại EU sẽ có nhiều hoạt động xúc tiến tìm kiếm đối tác mới cho các mặt hàng này của Việt Nam./.

BÌNH NGUYÊN



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 23/11/2024