Diện tích sàn là gì? Cách tính diện tích các loại mặt sàn
Diện tích sàn là gì? Phân biệt với diện tích sàn xây dựng
Diện tích sàn là gì? Diện tích sàn là một trong những khái niệm quan trọng trong xây dựng, kiến trúc. Tên quốc tế là Gross Floor Area, trên bản thiết kế được viết tắt là GFA.
Theo QCVN 03:200/BXD (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) về phân loại, phân cấp công trình xây dựng cùng hạ tầng kỹ thuật đô thị, diện tích sàn được quy định:
-
Diện tích sàn của một tầng được tính từ mép ngoài của tường bao thuộc tầng đó, bao gồm cả tầng mái và tầng kỹ thuật.
-
Tổng diện tích sàn xây dựng được tính là tổng diện tích của toàn bộ tầng trong công trình. Bao gồm cả diện tích của từng sàn xây dựng ở mỗi tầng và các sàn không có mái che, tầng mái, tầng hầm, tầng tum, tầng trệt, sàn tầng kỹ thuật. Tổng diện tích sàn có thể bao gồm cả diện tích hành lang, ban công nếu các khu vực đó nằm trong phạm vi mép ngoài của tường bao thuộc tầng đó.
Mục đích chính khi tính diện tích sàn là xác định giá trị của công trình, dự trù chi phí (tiền vật liệu, tiền thiết bị, tiền nhân công…), thiết kế nội thất và bàn giao công trình. Do vậy, cần tính toán chính xác để tránh thiệt hại về kinh tế.
Ngoài ra, bạn đọc cần nắm được sự khác biệt giữa diện tích sàn và diện tích sử dụng để tính diện tích sàn tổng. Diện tích sử dụng là gì? Theo quy định của Bộ Xây dựng, diện tích mặt sàn sử dụng là tổng diện tích ở chính (phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn...) và diện tích phần phụ (nhà kho, hành lang, nhà tắm, ban công, lối đi...).
Cách tính diện tích sàn
Theo thông tư hướng dẫn tính diện tích sàn xây dựng, công thức cụ thể như sau:
Diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích các phần khác
Trong đó, các phần khác bao gồm phần móng, sân, mái nhà, tầng hầm, tầng tum...
Cách tính diện tích sử dụng
Diện tích sử dụng là tổng diện tích các khu vực dùng thực tế trong nhà. Khu vực đó cần có mái che hoặc thuộc phạm vi tường bao bên ngoài. Các mặt sàn được lợp mái nhưng không đổ trần, cầu thang bên ngoài hay các sàn bê tông cũng đều tính vào diện tích sàn sử dụng.
Cách tính các diện tích đi kèm
Các diện tích khác gồm: Sân bãi, móng nhà, tầng hầm, tầng thượng... Các khu vực trên còn được gọi là diện tích phần thô. Gia chủ hay chủ thầu nên tính riêng từng phần bởi các diện tích khác không được tính là 100%.
Cách tính diện tích móng nhà
Đầu tiên cần xác định được loại móng nhà: Móng đơn, móng cọc, móng bè:
-
Móng đơn: Bằng 30% diện tích
-
Móng băng: Bằng 50% diện tích
-
Đài móng nằm trên cọc bê tông cốt thép hoặc cọc khoan nhồi: Bằng 35% diện tích.
Cách tính diện tích hầm ngầm
Diện tích hầm ngầm thường được quy đổi dựa vào độ sâu của hầm. Mốc tính là code vỉa hè (code đỉnh ram hầm) của con đường ngôi nhà đang được cấp phép xây dựng. Quy định về quy đổi diện tích hầm ngầm:
-
Độ sâu 1-1.5m: Bằng 150% diện tích
-
Độ sâu 1.5-2m: Bằng 170% diện tích
-
Độ sâu trên 2m: Bằng 200% diện tích.
Cách tính diện tích mặt sân
-
Dưới 20m2: Bằng 100% diện tích
-
Dưới 40m2: Bằng 70% diện tích
-
Trên 40m2: Bằng 50% diện tích.
Cách tính diện tích sân thượng và mái nhà
Đối với phần mái nhà, trước khi quy đổi cần xác định được kiểu thiết kế của mái nhà:
-
Mái bê tông, cốt thép: Bằng 50% diện tích thực
-
Mái ngói, có khung sắt: Bằng 60% diện tích thực
-
Mái bê tông cốt thép có dùng nói: Bằng 85% diện tích thực
-
Mái bê tông cốt thép được lát gạch: Bằng 10% diện tích thực
-
Mái tôn: 30% diện tích thực
-
Mái ngói bê tông cốt thép: Bằng 100% diện tích thực
-
Mái tole: Bằng 30% diện tích thực
-
Mái chống thấm, được xây bao quanh, nâng cao: 15% diện tích thực
-
Mái chống nóng, được xây bao quanh và nâng cao: 30-50% diện tích thực (tùy vào hiện trạng xây dựng thực tế)
-
Mái trần thạch cao: Cộng thêm 25% vào tổng diện tích mái chung.
Quy đổi diện tích với phần sân thượng:
-
Sân thượng không có mái che: Bằng 50% diện tích của mặt sàn tầng dưới
-
Sân thượng có mái che: Bằng 75% diện tích của mặt sàn tầng dưới
-
Sân thượng có mái che, ban công sắt hoặc giàn bê tông để trang trí, tường bao loại trên 1m: Bằng 100% diện tích
-
Sân thượng chỉ có tường bao, từ 1m trở lên: Bằng 50% diện tích.
Phân biệt diện tích sàn và diện tích xây dựng
Trên thực tế, khái niệm diện tích sàn là gì và diện tích sàn xây dựng là gì thường bị nhầm lẫn. Bởi tính chất hai con số gần giống nhau và đều tác động đến nhau.
Bảng so sánh diện tích sàn và diện tích xây dựng:
Tiêu chí | Diện tích sàn | Diện tích xây dựng |
Khái niệm | Là tổng diện tích các mặt sàn của công trình | Là diện tích mặt sàn được sử dụng thực tế, là khoảng cách giữa hai mép tường |
Cách tính | Cách tính m2 sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích các phần khác | Diện tích xây dựng = 100% diện tích sàn thực tế + Diện tích móng (bằng 50-75% diện tích sàn) + diện tích mặt nước (bằng 60-70% diện tích tính) |
Vai trò | Định giá công trình, dự trù chi phí | Tính mật độ xây dựng một cách chính xác, thường được đề cập trong quá trình thi công và sau khi hoàn thiện phần thô |
Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp “Diện tích sàn là gì” và những quy định xung quanh cách tính diện tích sàn xây dựng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về chủ đề trên./.