ISSN-2815-5823

Diện tích thông thủy là gì? Quy định về diện tích thông thủy

Diện tích thông thủy là gì? Thay vì tính diện tích tim tường như trước, các căn hộ hiện nay thường tính diện tích thông thủy khi xem xét về kết cấu, mặt bằng

Diện tích thông thủy là gì? Diện tích thông thủy là thuật ngữ chuyên môn được dùng nhiều trong xây dựng - kiến trúc. Thay vì tính diện tích tim tường như trước, các căn hộ hiện nay thường tính diện tích thông thủy khi xem xét về kết cấu, mặt bằng.

Diện tích thông thủy là gì? 

Thông thủy là từ ghép bởi hai từ Hán Việt, "thông" là thông suốt và "thủy" là nước. Thông thủy là nước có thể chảy qua, không bị tắc nghẽn. Thông thủy không chỉ được dùng trong ngành xây dựng - kiến trúc mà cũng xuất hiện nhiều trong bất động sản. Trong tiếng Anh, diện tích thông thủy là carpet area, nghĩa là những không gian có thể trải thảm được.

Diện tích thông thủy là gì? Diện tích thông thủy là tổng những khu vực nước có thể thông qua, hay còn được gọi là "diện tích sử dụng của căn hộ". Diện tích này bao gồm cả diện tích lô gia/ban công và diện tích tường ngăn giữa các phòng. Những thành phần sẽ không được tính vào diện tích thông thủy bao gồm: tường bao quanh nhà, tường chia cách các căn hộ diện tích sàn, hộp kỹ thuật, cột bên trong.

Diện tích thông thủy là tổng những khu vực nước có thể thông qua, hay còn được gọi là diện tích sử dụng của căn hộ
Diện tích thông thủy là tổng những khu vực nước có thể thông qua, hay còn được gọi là diện tích sử dụng của căn hộ

Trong khoản 2 điều 101 Luật Nhà ở năm 2014, có quy định rõ ràng về diện tích thông thủy hay diện tích sử dụng căn hộ.

“Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư được tính theo kích thước thông thủy bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công, lô gia (nếu có) và không tính diện tích tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn; trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung.”

Tại sao cần tính diện tích thông thủy?

Tại sao cần phải tính diện tích thông thủy? Mục đích của việc tính diện tích thông thủy là:

1. Xác định diện tích thực tế: Xác định được diện tích sử dụng để có phương án thiết kế nội thất phù hợp

2. Căn cứ tính giá đất: Diện tích thông thủy càng sát với diện tích bao ngoài càng có ích cho gia chủ, bởi giá mua nhà đất còn cần phụ thuộc vào diện tích tổng của công trình (gồm cả kiến trúc và kết cấu) nên con số có thể tăng nhiều hơn. Từ đó, đảm bảo quyền dùng đất đúng với số tiền mua.  

3. Căn cứ tính giá dịch vụ quản lý vận hành đối với nhà chung cư: Ban quản lý tòa nhà sẽ dựa vào diện tích thông thủy để tính chi phí vận hành nhà chung cư. Kinh phí quản lý sẽ được tính bằng công thức: Giá dịch vụ quản lý vận hành nhân với diện tích sử dụng của căn hộ (hoặc là phần diện tích khác, không nằm trong căn hộ chung cư). 

Tính diện tích thông thủy để xác định giá dịch vụ quản lý vận hành đối với nhà chung cư
Tính diện tích thông thủy để xác định giá dịch vụ quản lý vận hành đối với nhà chung cư

Phân biệt diện tích thông thủy và diện tích tim tường

Diện tích thông thủy và diện tích tim tường đều là hai số liệu cần xác định khi mua/bán nhà. Trong đó, diện tích thông thủy là diện tích sử dụng được trong căn hộ. Diện tích tim tường là diện tích sàn xây dựng, được tính từ tim của tường bao, tường phân chia giữa các căn hộ, diện tích của sàn có cột và hộp kỹ thuật.

Như vậy, diện tích tim tường sẽ lớn hơn diện tích thông thủy. Khi mua nhà, tính theo diện tích thông thủy sẽ có lợi hơn tim tường. Kiến trúc sư hoặc người thiết kế cũng cần đảm bảo diện tích thông thủy được lớn nhất, nhằm phù hợp với chức năng chính của căn hộ.

Diện tích tim tường sẽ lớn hơn diện tích thông thủy
Diện tích tim tường sẽ lớn hơn diện tích thông thủy

Trước đây, chủ đầu tư được phép chọn một trong hai loại diện tích để dùng cho hợp đồng mua bán nhà. Thông thường, chủ đầu tư sẽ ưu tiên dùng diện tích tim tường. Điều này gây ra nhiều tổn thất cho người mua, làm tăng diện tích ngôi nhà và phí dịch vụ về sau.

Từ 1/7/2015, luật thay đổi ở khoản 2 điều 101 Luật Nhà ở số 65/2014//QH13, diện tích sử dụng căn hộ hay diện tích phần khác thuộc sở hữu riêng của chủ hộ sẽ chỉ tính là diện tích thông thủy

Cách tính diện tích thông thủy

Dựa vào định nghĩa và các thành phần được nêu rõ trong quy định, diện tích thông thủy được tính bằng công thức sau:

S = (a x b) + (c x d) – (∑ei + f)

Trong đó:

  • S: Diện tích thông thủy

  • a, b: Chiều dài và chiều ngang tính bên trong trong căn hộ (tính từ phần mép tường trong)

  • c, d: Chiều dài và ngang của lô gia hoặc ban công (nếu có)

  • ∑ei: Diện tích của phần cột chịu lực nằm bên trong căn hộ và i là số cột

  • f: diện tích mặt sàn có hộp kỹ thuật nằm trong căn hộ (thông thường mỗi căn hộ sẽ chỉ có một diện tích f, nếu có 2 diện tích f trở lên thì tính tổng như e bên trên).

Nếu căn hộ có hình dạng phức tạp, thì cần chia thành nhiều hình tròn và hình chữ nhật riêng biệt để tính diện tích thông thủy, sau đó cộng lại thành tổng diện tích.

Như vậy, bài viết đã giải đáp diện tích thông thủy là gì. Cùng với đó, các thông tin về lợi ích cũng như cách tính chính xác cũng được cung cấp đầy đủ thông qua bài viết trên./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 15/01/2025