Ngoài ra, UNICEF đã bàn giao 1.500 máy tính bảng cho 3 tỉnh, toàn ngành giáo dục đã huy động được 146,892 tỷ đồng, 30.612 máy tính bảng, 31.305 điện thoại thông minh và 99.479 thiết bị hỗ trợ học trực tuyến để trao cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Ảnh minh họa.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn, năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có ngành giáo dục. Đây là lần đầu tiên khai giảng năm học phải tố chức theo hình thức trực tuyến. Kế hoạch năm học bị giãn đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp, trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục không thể tiến hành theo đúng kế hoạch, ảnh hưởng tới phát triển đội ngũ, tài chính, việc dạy, học và đảm bảo chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục, tư tưởng, tâm lý của đội ngũ nhà giáo, trẻ em, học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh.

Qua khảo sát, trong năm học 2021-2022, tỉ lệ trường học tổ chức dạy học trực tuyến trong thời gian từ 1 đến dưới 3 tháng chiếm 30,9%; tỉ lệ các trường học phải thực hiện dạy học trực tuyến từ 5 tháng trở lên chiếm 12,9%. Số trường không dạy học trực tuyến chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, khoảng 6,7%. Thời gian dạy học trực tuyến kéo dài trong bối cảnh các điều kiện thực hiện còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của học sinh.

Trước những khó khăn đó, toàn ngành giáo dục tiếp tục thực hiện và đấy mạnh chuyến đối số trong GD&ĐT, trong đó tập trung phát triển bài dạy minh họa, kho học liệu điện tử. Xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học trực tuyến để hỗ trợ giáo viên tổ chức dạy học bảo đảm chất lượng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, toàn ngành đã phát động tổ chức Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử năm học 2021-2022 nhằm xây dựng kho bài giảng điện tử, phục vụ dạy học trực tuyến và chuyến đổi số trong giáo dục. Các nhà xuất bản cung cấp nguồn học liệu điện tử nhằm kịp thời hỗ trợ giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh được tiếp cận nguồn học liệu chính thống, chất lượng, đa dạng, phong phú phục vụ hiệu quả quá trình dạy và học trực tuyến.

Trước đó, ngày 31/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 2269/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Thông tư “Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ máy tính bảng thuộc Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025” theo trình tự rút gọn để trang bị 400.000 máy tính bảng cho Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Các nhà tài trợ thuộc khối ngân hàng và khối doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đã chuyển tổng số tiền 500 tỷ đồng (tương đương với 200.000 máy tính) về cho các địa phương. Tuy nhiên việc mua sắm còn chậm do phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình thủ tục đầu tư, đấu thầu theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, có thể thấy, mặc dù các cấp, các ngành và các doanh nghiệp đã hết sức nỗ lực, chung tay đóng góp cho Chương trình, tuy nhiên việc triền khai đến thời điếm này còn chậm, số lượng máy tính, điện thoại thông minh đến tay các em học sinh chưa đạt mục tiêu đề ra.

Ngày 16/5/2022, Bộ GD&ĐT đã có công văn số 2026/BGDĐT-CSVC đôn đốc các địa phương khẩn trương tổ chức mua sắm, bàn giao máy tính cho học sinh kịp thời, đúng đối tượng theo quy định. Đến thời điểm này, sau những nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và chính quyền các địa phương, các nhà trường đã cơ bản hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ năm học. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ năm học sau khi kết thúc năm học 2021-2022.

HOÀNG NGA