Masan Group: Doanh nghiệp xuất sắc và bền vững của Châu Á
Sơ lược về Masan Group
Masan là công ty của Việt Nam, được sáng lập và điều hành bởi người Việt. Ông Nguyễn Đăng Quang là người sáng lập tập đoàn và hiện đang giữ chức vị Chủ tịch HĐQT. Tập đoàn này được biết đến là một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất các hàng tiêu dùng với thị phần tại Việt Nam chiếm tới 70%.
Nằm trong top 7 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016 là một trong những thành tích tiêu biểu nhất của Masan. Ngoài ra tập đoàn này nằm ở vị trí thứ hai so với các thương hiệu khác trên cả nước, xét về ngành hàng tiêu dùng.
Các công ty thành viên của Masan Group
Là một tập đoàn đa ngành với nhiều công ty khác nhau, Masan Group sở hữu một số công ty con đại diện cho lĩnh vực kinh doanh mà tập đoàn đang tiến hành đầu tư.
Masan Consumer Holdings
Đây là công ty chủ yếu hoạt động trong mảng sản xuất các mặt hàng tiêu dùng. Công ty này sở hữu 2 công ty con khác là Masan Brewery (được thành lập sau khi Công CP bia và nước giải khát Phú Yên) và Masan Consumer (Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan).
Masan Resources
Đây được xem là công ty tài nguyên lớn nhất thuộc vùng kinh tế tư nhân tại Việt Nam. Hiện nay, công ty đang phát triển dự án lớn là mỏ đá kim Núi Pháo mang tầm quốc tế.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank
Techcombank cũng là một công ty con của Masan Group bởi cổ đông lớn nhất của ngân hàng này là tập đoàn Masan. Đây là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất của Việt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển của Masan Group
Nổi tiếng với các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp hay thu hút vốn đầu tư, Masan được biết đến với các thương hiệu gần gũi mọi người như Chinsu, Kokomi, Omachi…
Năm 1996, Masan khởi đầu lĩnh vực thực phẩm khi thành lập CTCP Công nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến, chuyên về gia vị.
Vào năm 2000, CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt ra đời, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu. Đến năm 2002, Masan tung sản phẩm đầu tiên ra thị trường, đó là nước tương Chinsu.
Vào năm 2003, công ty sáp nhập công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt, rồi đổi tên thành CTCP Công nghiệp - Thương mại Ma San. Sau đó, công ty tiếp tục giới thiệu hàng loạt sản phẩm như nước tương tam thái tử, nước mắm Nam Ngư vào năm 2007.
Năm 2011 đánh dấu thời điểm CTCP Thực phẩm Masan có tên mới là CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Đến cuối năm đó, công ty đã chi 50 triệu USD để mua lại cổ phần chi phối của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa.
Vào năm 2015, Masan lý kết hợp tác chiến lược với Singha Asia Holdings Pte.,Ltd (Thái Lan) và thông báo sẽ mở rộng kinh doanh đồ uống và thực phẩm sang các nước tại khu vực Đông Nam Á.
Vào tháng 4 năm đó, Tập đoàn Masan bất ngờ trở lại với ngành thức ăn chăn nuôi khi mua 52% và 70% cổ phần của công ty Cổ phần Việt - Pháp và Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế ANCO. Cùng với đó là 99% cổ phần của Công ty TNHH Sam Kim, sau đổi tên thành Công ty TNHH Masan Nutri - Science.
Hết năm 2015, công ty này đưa ngành thức ăn chăn nuôi trở thành mạng kinh doanh lớn nhất của Tập đoàn Masan khi đóng góp hơn 14.000 tỷ đồng doanh thu.
Vào năm 2018, Masan Nutri-Science ra mắt thành công thương hiệu thịt mát “MEATDeli”.
Vào năm 2019, Masan Group và VinGroup đã thỏa thuận hoán đổi của phần công ty VinCommerce và Công ty VinEco nhằm tối ưu hóa thế mạnh hoạt động của từng bên.
Năm 2020, Mitsubishi Materials Corporation (“MMC”) và Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (“MHT”) đã thực hiện ký cam kết lập ra liên minh chiến lược nhằm đạt mục tiêu phát triển nền tảng vật liệu vonfram công nghệ cao.
Vào năm 2021, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan ký kết Giao dịch với nhóm các nhà đầu tư bao gồm Platinum Orchid (thuộc sở hữu của Quỹ đầu tư Quốc gia Abu Dhabi), TPG và SeaTown Master Fund (được quản lý bởi công ty con của Temasek Holdings).
Năm 2022, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan thông báo đã nhận giải ngân thành công tất cả khoản vay hợp vốn trị giá 600 triệu USD. CTCP Tập đoàn Masan đã đảm nhận Chủ trương đầu tư dự án Trung tâm Công nghiệp Thực phẩm Miền Tây 2 tại Khu công nghiệp Nam Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Tập đoàn đã mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long với giá 110 triệu USD, tăng tỉ lệ sở hữu lên mức 51%.
Vào năm 2023, thông qua công ty con là The Sherpa, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan đã chính thức nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để triển khai hoạt động đầu tư tại Singapore giá trị của khoản đầu tư đạt tới 105 triệu USD cho 25% tỷ lệ sở hữu tại Trust IQ Pte. Ltd, khoảng 9.388.756 cổ phần.
Thành tựu nổi bật của Masan Group
Masan Group đã xây dựng được hệ sinh thái tiêu dùng công nghệ tích hợp song song từ offline đến online đi cùng với quá trình tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngoài nhu yếu phẩm cơ bản hàng ngày, tập đoàn còn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng với trải nghiệm vượt trội phù hợp với sở thích của mỗi cá nhân và phong cách sống hiện đại. Công ty đặc biệt mình quan tâm tới công nghệ và sự tiện lợi, theo đó nỗ lực không ngừng để đón đầu xu hướng này.
Trải qua nhiều năm phát triển, Masan Group đã đạt được nhiều thành tích tiêu biểu như:
- Doanh nghiệp xuất sắc và Bền vững Châu Á 2021
- Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu năm 2021-2022
- Top Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam của năm, bởi Forbes
- Top 50 doanh nghiệp Phát triển bền vững năm 2022, theo Nhịp cầu đầu tư
- Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, theo Vietnam Report
- Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam 2022, theo VnEconomy
- ĐHCĐ Masan: Kế hoạch IPO “viên kim cương gia bảo” và mục tiêu 10-20% doanh thu tiêu dùng từ toàn cầu
- HSBC: Nếu Masan đưa công ty hàng tiêu dùng lên HOSE, The CrownX có thể hoãn IPO
- Doanh thu của Masan đạt gần 80.000 tỷ đồng trong năm 2023, cao thứ hai lịch sử hoạt động