Nhà trọ là gì? Làm thế nào để đăng ký kinh doanh nhà trọ?
Nhà trọ là gì?
Chắc hẳn nhà trọ hay phòng trọ đã trở thành cụm từ không còn xa lạ gì đối với nhiều người, đặc biệt những cá nhân đi học tập, làm việc sinh sống xa nhà. Tuy nhiên, bạn đã hiểu thực chất khái niệm nhà trọ là gì?
Khái niệm nhà trọ là gì?
Nhà trọ là gì? Nhà trọ hay quán trọ được hiểu là những ngôi nhà ở hay cơ sở, công trình được xây dựng lên hoặc sử dụng để cung cấp cho người thuê chỗ ở tạm thời. Đây là những căn hộ hoặc phòng riêng biệt, được chủ nhà cho thuê để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người thuê trong khoảng thời gian nhất định. Người thuê trọ khi ở trọ cần phải trả một khoản phí là tiền phòng trọ cho chủ nhà trọ.
Nhà trọ thường được xây dựng tại các khu vực đô thị, nơi có nhu cầu về chỗ ở cao như gần các khu công nghiệp, trường học hay trung tâm thành phố.
Giá thuê phòng trọ hay nhà trọ thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, chất lượng, tiện nghi trong phòng trọ hay hệ thống hạ tầng giao thông.
Mức giá thuê phòng trọ thường dao động từ 1-3 triệu đồng/tháng đối với phòng trọ giá rẻ.
Mức giá phòng trọ tầm trung chủ yếu được người đi làm thuê, có vị trí đẹp thường dao động từ 3,5-6 triệu đồng/tháng.
Phòng trọ cao cấp với nhiều tiện nghi, chất lượng phòng trọ cao cấp thường cao hơn từ 7 triệu đồng/tháng.
Đối tượng thuê nhà trọ là ai?
Đối tượng đi thuê nhà trọ tương đối đa dạng, chủ yếu tập trung vào các nhóm đối tượng bao gồm:
-
Các cán bộ công chức, người đi làm, nhân viên văn phòng
-
Người lao động, công nhân
-
Học sinh, sinh viên
-
Gia đình nhỏ hoặc các cặp đôi
-
Người độc thân
-
Những người đi công tác, khách du lịch
Có những loại nhà trọ phổ biến nào?
Nhà trọ có nhiều loại hình khác nhau phù hợp với nhu cầu và tài chính của từng đối tượng khách thuê khác nhau. Dưới đây là các loại phòng trọ phổ biến như sau:
-
Phòng trọ đơn giản: Đây là loại hình nhà trọ phổ biến nhất, có một phòng đơn giản, không có nhiều tiện nghi phù hợp với sinh viên hoặc người lao động có thu nhập thấp.
-
Nhà trọ gác xép: Loại hình này cung cấp thêm một không gian sử dụng với gác xép nhỏ, sử dụng để làm nơi ngủ, giúp tối ưu hóa diện tích phòng trọ.
-
Căn hộ mini: Là loại hình căn hộ có diện tích nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi như bếp, nhà vệ sinh riêng phù hợp với những người có thu nhập trung bình hoặc gia đình nhỏ.
-
Nhà trọ kiểu homestay: Là loại hình nhà trọ thiết kế giống ngôi nhà nhỏ, không gian sống chung.
-
Ký túc xá: Thường là các phòng trọ được các trường đại học xây lên, phù hợp với sinh viên.
Làm thế nào để đăng ký kinh doanh nhà trọ?
Để các hoạt động kinh doanh nhà trọ được diễn ra suôn sẻ và hợp pháp, nhà nhà cần thực hiện đăng ký kinh doanh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà trọ sẽ tùy thuộc vào cá nhân hoặc doanh nghiệp:
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh nhà trọ đối với cá nhân:
-
Đơn xin đề nghị cấp phép đăng ký hộ kinh doanh
-
Giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ hộ và các thành viên trong hộ gia đình đăng ký.
-
Biên bản họp thành viên hộ gia đình (nếu có).
-
Văn bản ủy quyền (nếu các thành viên hộ gia đình ủy quyền cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh).
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh nhà trọ đối với doanh nghiệp:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
-
Điều lệ công ty hoặc dự thảo điều lệ.
-
Danh sách cổ đông và thành viên sáng lập công ty.
-
Bản sao giấy tờ chứng thực của thành viên và người đại diện theo pháp luật.
-
Văn bản xác nhận vốn pháp định.
Bước 2: Nộp hồ sơ. Chủ nhà nộp đầy đủ hồ sơ đã chuẩn bị tại phòng đăng ký kinh doanh nhà trọ.
Bước 3: Nhận giấy phép đăng ký kinh doanh. Sau khi hồ sơ được xét duyệt, chủ nhà sẽ nhận được Giấy phép đăng ký kinh doanh nhà trọ.
Một số câu hỏi liên quan đến kinh doanh nhà trọ
Ngoài những thông tin cần nắm bắt về nhà trọ là gì bạn cũng cần tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh việc kinh doanh nhà trọ. Dưới đây là những giải đáp cho những băn khoăn liên quan đến kinh doanh nhà trọ như sau:
Kinh doanh nhà trọ không được cấp phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Các hoạt động kinh doanh nhà trọ/phòng trọ bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 50/2016/NĐ-CP, việc kinh doanh nhà trọ không có giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng: Nếu kinh doanh không đúng địa điểm đã cung cấp trong giấy phép kinh doanh.
- Phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng: Nếu kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không đăng ký Giấy phép kinh doanh theo đúng quy định.
- Phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng: Nếu kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp nhưng không đăng ký Giấy phép doanh nghiệp theo đúng quy định.
Kinh doanh nhà trọ phải đóng thuế hay không?
Căn cứ theo quy định hiện hành của pháp luật, chủ đầu tư khi kinh doanh phòng trọ không cần kê khai hay nộp bất cứ loại thuế nào khi hoạt động kinh doanh nhà trọ đạt doanh thu hàng năm là 100 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng.
Tuy nhiên, đối với trường hợp kinh doanh phòng trọ đạt doanh thu hàng năm trên 100 triệu đồng thì cần phải đóng 3 loại thuế bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân.
Hiện nay, nhà trọ là một phần không thể thiếu trong bức tranh đô thị hiện đại, đáp ứng nhu cầu chỗ ở của nhiều đối tượng khác nhau. Hiểu rõ nhà trọ là gì cũng như những quy định pháp lý và thủ tục đăng ký kinh doanh giúp cả người thuê lẫn cho thuê nắm được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình./.