ISSN-2815-5823

P2P lending và cơ hội cho những doanh nghiệp chân chính

(KDPT) - Là ứng dụng được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ số, P2P lending giúp kết nối trực tiếp người cho vay (nhà đầu tư) với người đi vay và không qua trung gian tài chính.

Mở kênh tiếp cận vốn mới

Trong lĩnh vực gọi xe, nếu Uber, Grab là nền tảng kết nối tài xế và khách hàng thì trong lĩnh vực tài chính, các công ty P2P lending sẽ cung cấp các gói vay từ tín chấp, thế chấp tới trả góp và nhiều hỗ trợ tài chính khác. Đối với người cho vay (nhà đầu tư) P2P lending sẽ giúp họ có lợi nhuận cao hơn, phân tán được rủi ro và nhiều cơ hội lựa chọn người vay.

Trong lĩnh vực tài chính, các công ty P2P lending sẽ cung cấp các gói vay từ tín chấp, thế chấp tới trả góp và nhiều hỗ trợ tài chính khác.
Trong lĩnh vực tài chính, các công ty P2P lending sẽ cung cấp các gói vay từ tín chấp, thế chấp tới trả góp và nhiều hỗ trợ tài chính khác.

Các chuyên gia tài chính đánh giá, sự xuất hiện của các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ (Fintech) như P2P lending đã giúp mở ra kênh tiếp cận vốn cho các khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng và giúp giảm thiểu việc vay tín dụng đen. Giải pháp tài chính như P2P sẽ trở thành kênh huy động vốn hiệu quả mang tính tiếp cận cho người dân chưa đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và có thể thực hiện vay trên nền tảng internet.

Tuy nhiên, thời gian qua, đã có nhiều tổ chức đội lốt Fintech để thực hiện các hành vi huy động vốn trái phép, cho vay qua mạng với lãi suất “cắt cổ” hoặc có hành vi chiếm đoạt tài sản. Chính những “biến tướng” này đã khiến các công ty Fintech phải chịu tiếng xấu, mất uy tín với người dùng.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp fintech chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thanh toán.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp fintech chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thanh toán.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp Fintech chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thanh toán. Tuy nhiên, Fintech thực tế còn nhiều dịch vụ khác như cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng, tư vấn tài chính, quản trị dữ liệu, quản trị tài chính cá nhân hay đầu tư tài chính.

Chính vì vậy, yêu cầu đòi hỏi lúc này là cần có một hành lang pháp lý cho các công ty Fintech cung cấp hoạt động P2P lending và đầu tư tài chính đúng nghĩa có không gian để phát triển.

Nếu có sự thay đổi trong cơ chế chính sách cho P2P lending, các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực cho vay vi mô sẽ có thể phát triển sáng tạo với sản phẩm đa dạng và trở thành kênh cấp vốn thuận tiện cho người dân. Điều này sẽ giúp các công ty P2P trở nên hấp dẫn hơn với người dân. Và từ đó, tạo động lực để ngành ngân hàng cũng phải thay đổi, linh hoạt với sản phẩm của mình hơn để người dân dễ tiếp cận hơn.

Nếu có sự thay đổi trong cơ chế chính sách cho P2P lending, các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực cho vay vi mô sẽ có thể phát triển sáng tạo với sản phẩm đa dạng và trở thành kênh cấp vốn thuận tiện cho người dân. (Ảnh minh họa)
Nếu có sự thay đổi trong cơ chế chính sách cho P2P lending, các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực cho vay vi mô sẽ có thể phát triển sáng tạo với sản phẩm đa dạng và trở thành kênh cấp vốn thuận tiện cho người dân. (Ảnh minh họa)

Tại các quốc gia phát triển, P2P lending đã phát triển từ lâu và trở thành kênh phổ cập kiến thức về vay tiêu dùng cho người dân và góp phần hạn chế người dân phải vay vốn từ các các nhân, tổ chức bất hợp pháp.

Chính vì vậy, việc triển khai sandbox không chỉ giúp thúc đẩy sự thay đổi của hệ thống tài chính mà còn tạo ra nhiều sản phẩm hơn, nhiều kênh tiếp cận vốn cho người dân hơn. Từ đó góp phần chuyển đổi số quốc gia nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Có thể nói, sandbox sẽ là công cụ hữu hiệu để cơ quan quản lý thích ứng với thị trường và mô hình công nghệ mới. Do vậy, về cơ bản, sau khi có sandbox thì thị trường vay ngang hàng sẽ không có nhiều thay đổi.

Cơ hội cho những doanh nghiệp chân chính

Báo cáo thị trường tài chính của Fiingroup cho thấy, thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam bao gồm cả kênh tín dụng chính thức và phi chính thức. Trong đó, tài chính tiêu dùng phi chính thức hoạt động theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015 gồm dịch vụ cầm đồ, P2P lending, app cho vay trực tuyến và các công ty Fintech cung cấp dịch vụ tiêu dùng trước trả tiền sau…

Hàng triệu người có nhu cầu vay vốn nhưng khó tiếp cận được các kênh tín dụng như ngân hàng hay công ty tài chính vì không đủ chuẩn.
Hàng triệu người có nhu cầu vay vốn nhưng khó tiếp cận được các kênh tín dụng như ngân hàng hay công ty tài chính vì không đủ chuẩn.

Thống kê từ một số công ty Fintech cho thấy, hàng triệu người có nhu cầu vay vốn nhưng khó tiếp cận được các kênh tín dụng như ngân hàng hay công ty tài chính vì không đủ chuẩn. Họ thường tìm tới các công ty Fintech, P2P lending và cả tín dụng đen để vay vốn. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không có khung pháp lý với hoạt động cho vay trực tuyến thì sẽ khó để khách hàng phân biệt được doanh nghiệp được cấp phép và tín dụng đen núp bóng.

Một chuyên gia tài chính cho biết, nếu không có cơ chế rõ ràng, các công ty Fintech, cho vay trực tuyến, online hợp pháp sẽ thu hẹp hoặc rời khỏi thị trường, sự “ra đi” này sẽ có thể tạo ra khoảng trống trên thị trường. Khách hàng thị bị hạn chế trong lựa chọn tài chính và rất có thể nhiều đơn vị cho vay bất hợp pháp còn lấy đó để khai thác cho những mục đích cho vay không lành mạnh như tín dụng đen, các khoản vay với lãi suất “cắt cổ”, trục lợi…. “Nếu để xảy ra tình trạng như vậy, thị trường tiếp tục sẽ “đau đầu” với tín dụng đen”, vị chuyên gia tài chính nói.

Về phía doanh nghiệp Việt, làm sao các doanh nghiệp chân chính có thể hoạt động và có thể cạnh tranh lành mạnh, theo chuyên gia, doanh nghiệp cần nỗ lực hoàn thiện cả về công nghệ, năng lực và con người để bản thân doanh nghiệp không bị thất thế trên sân nhà khi các ứng dụng bên ngoài đang chiếm tỷ lệ lớn.

Cho đến nay, các công ty Fintech trong nước vẫn đang tuân thủ chặt chẽ quy định và sẵn sàng chờ đợi giấy phép thí điểm sandbox. Việc Luật hóa tốt sẽ đảm bảo quyền lợi không chỉ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn giúp thị trường P2P lending còn non trẻ sẽ có cơ hội phát triển lành mạnh. Các doanh nghiệp về P2P lending đang dồn hết lực để phát triển và chờ ngày hái quả. Họ cũng đang chờ đợi khung pháp lý để hoạt động. “Nếu không có hành lang pháp lý kịp thời, doanh nghiệp P2P trong nước sẽ vừa khởi nghiệp đã khó “cầm cự”, thậm chí “chết yểu”, vị chuyên gia đánh giá.

CEO Tima Trần Thế Vĩnh
CEO Tima Trần Thế Vĩnh

Từ góc độ doanh nghiệp, CEO Tima Trần Thế Vĩnh cho biết, Nhà nước cần sớm có khung pháp lý cụ thể về hoạt động cho vay ngang hàng để thanh lọc thị trường, loại bỏ các đơn vị trá hình, không đủ điều kiện hoạt động. Ông Vĩnh thông tin, Việt Nam có hơn nửa dân số trong độ tuổi lao động và có nhu cầu tài chính cao nhưng gặp nhiều rào cản khi tiếp cận các nguồn tài chính chính thống. “Đây sẽ là tiềm năng cho lĩnh vực P2P lending phát triển”, ông Vĩnh nói.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này được kỳ vọng sandbox sẽ cho phép các công ty Fintech và người sử dụng công nghệ có thể thử nghiệm công nghệ cũng như mô hình kinh doanh mới trong môi trường có kiểm soát. Từ đó, tạo điều kiện cho sự đổi mới và phát triển trong lĩnh vực cho vay trực tuyến. Do đó, thị trường đang chờ nghị định này sớm được ban hành và có hiệu lực./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 23/11/2024