ISSN-2815-5823
Anh Duy Vũ - Khánh Hà
Thứ ba, 10h03 21/03/2023

Phân tích chuyển động doanh nghiệp: Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) kinh doanh trồi sụt, nợ xấu 875 tỷ đồng

(KDPT) - Tính từ thời điểm ông Cao Hoài Dương hoạt động trong Hội đồng quản trị của PVOil là năm 2016 đến nay, tình hình kinh doanh của Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) có sự trồi sụt liên tục. Cụ thể, năm 2016, lợi nhuận sau thuế đang ở mức 565 tỷ đồng, đến năm 2018 bất ngờ sụt giảm về mức 17 tỷ đồng, năm 2020 báo lỗ 166 tỷ đồng và gần đây nhất là 723,2 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh nghiệp có khoản nợ xấu 875 tỷ đồng.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, kết thúc năm 2022, doanh thu thuần của PVOIL đạt 104.214 tỷ đồng, tăng 80% so với năm 2021 và là con số cao nhất từ trước đến nay. Trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế của công ty còn 723,2 tỷ đồng, tương đương giảm 6,8%. Con số này bao gồm lợi nhuận sau thuế công ty mẹ gần 651,2 tỷ đồng; cổ đông không kiểm soát hơn 72 tỷ đồng.

Phân tích chuyển động doanh nghiệp: Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) kinh doanh trồi sụt, nợ xấu 867 tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán.

Sau kiểm toán, số lỗ luỹ kế hợp nhất của PVOIL còn 185,5 tỷ đồng, tức giảm khoảng 250 tỷ đồng so với trước soát xét.

Năm 2022, PVOIL đặt mục tiêu 45.000 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, 400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; giảm lần lượt 23% và 48% so với năm 2021.

Phân tích chuyển động doanh nghiệp: Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) kinh doanh trồi sụt, nợ xấu 867 tỷ đồng

Nợ xấu năm 2021 của PVOil. Nguồn: BCTC 2021.
Phân tích chuyển động doanh nghiệp: Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) kinh doanh trồi sụt, nợ xấu 867 tỷ đồng
Nợ xấu năm 2022 của PVOil. Nguồn: BCTC 2022.

Hết năm 2022, tổng tài sản PVOIL đạt 28.968 tỷ đồng, tăng 6,5% so với số đầu kỳ. Nợ phải trả của PVOIL đạt mức 17.650 tỷ đồng, chiếm 61% trong cơ cấu nguồn vốn của tổng công ty.

Đáng chú ý là nợ xấu PVOIL tính tới ngày 31/12/2022 lên đến gần 875 tỷ đồng với hàng chục doanh nghiệp, nhưng giá trị thu hồi ước tính chỉ là 32,7 tỷ đồng (tương đương 3,7 %). Trong đó, CTCP Dầu khí và Chất đốt Miền Bắc (124,2 tỷ đồng), CTCP ĐT và PT Xăng dầu Tiên Phong (118,5 tỷ đồng), CTCP Vận tải Thương mại Quảng Đông (88 tỷ đồng).... là những bên có số nợ phải thu khó đòi lớn với PVOil.

Nhìn lại mốc kết thúc năm 2016, giá trị nợ xấu của PVOIL là 897 tỷ đồng (ước tính thu hồi 58 tỷ) có thể thấy, sau 7 năm, khối nợ xấu của doanh nghiệp này vẫn tồn tại gần như y nguyên. Ngoài ra, PVOIL đã duy trì lỗ lũy kế suốt nhiều năm, tới cuối năm 2022 là âm 436 tỷ đồng, năm 2021 là âm 401 tỷ đồng.

Theo thông tin được công bố, PVOIL là doanh nghiệp được thành lập từ năm 2008 trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim), Công ty Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm Dầu (PDC).

Đến ngày 25/01/2018, PVOIL đã tổ chức thành công phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), giá đấu thành công bình quân là 20.196 đồng/CP.

Hơn 1 tháng sau khi cổ phần hóa, ngày 07/03/2018, PVOIL đã chính thức niêm yết trên sàn UpCom với mức giá 20.200 đồng/CP.

PVOIL hiện có số vốn điều lệ 10.342 tỷ đồng, với 80,52% cổ phần thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), số còn lại thuộc về các cổ đông khác. Chủ tịch Hội đồng quản trị của PVOIL là ông Cao Hoài Dương (SN 1972), Tổng giám đốc là ông Đoàn Văn Nhuộm (SN 1963).

Phân tích chuyển động doanh nghiệp: Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) kinh doanh trồi sụt, nợ xấu 867 tỷ đồng
Ông Cao Hoài Dương - Chủ tịch Hội đồng quản trị PVOIL.

Ông Cao Hoài Dương nguyên quán tại tỉnh Thanh Hóa, từng học Thạc sỹ tại trường Đại học tổng hợp New South Wales, Sydney - Australia. Ông bắt đầu công tác tại PVN từ năm 1993. Từ tháng 06/1993 – 05/1995, ông Dương là chuyên viên phòng Khoa học Công nghệ Môi trường. Từ tháng 07/1997 – 06/2001, ông là chuyên viên phòng Chế biến Dầu khí. Từ 06/2001 – 05/2008, ông làm việc tại Ban Lọc hóa dầu Nghi Sơn của PVN.

Từ tháng 01/2016 đến nay, ông hoạt động trong Hội đồng quản trị của PVOIL và được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này vào tháng 09/2020.

Còn ông Đoàn Văn Nhuộm là người từng có 32 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu khí. Từ năm 2006 – 2014, ông Nhuộm là Giám đốc CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam (PV Gas South), rồi từ cuối tháng 09/2014 đến hết năm 2015 là Tổng Giám đốc PVOIL.

Phân tích chuyển động doanh nghiệp: Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) kinh doanh trồi sụt, nợ xấu 867 tỷ đồng
Biểu đồ hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL), do phóng viên Tạp chí Kinh doanh & Phát triển phân tích, tổng hợp.

Tính từ thời điểm ông Cao Hoài Dương hoạt động trong Hội đồng quản trị của PVOIL là năm 2016 đến nay, tình hình kinh doanh của PVOIL có sự trồi sụt liên tục. Cụ thể, năm 2016, lợi nhuận sau thuế đang ở mức 565 tỷ đồng, đến năm 2018 bất ngờ sụt giảm về mức 17 tỷ đồng và đến năm 2020 báo lỗ 166 tỷ đồng.

Mới đây, liên danh Công ty Xăng dầu B12 - CTCP Xăng dầu Dầu khí Hà Nội đã trúng gói thầu "Mua sắm nhiên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất" của các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) năm 2023 - 2024 với giá trúng thầu 5.103 tỷ đồng.

Trong liên danh trúng thầu nêu trên, CTCP Xăng dầu Dầu khí Hà Nội là gương mặt đáng chú ý. Thành lập vào năm 2010, pháp nhân này là một trong 27 công ty con thuộc sở hữu của PVOIL. Tại ngày 31/12/2022, PVOIL đang nắm giữ 71,84% vốn điều lệ của Xăng dầu Dầu khí Hà Nội.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 23/11/2024