ISSN-2815-5823

VN-Index giảm giữa dòng tiền yếu

(KDPT) - VN-Index giảm 7,50 điểm xuống 1.270,60 điểm, với 22/30 cổ phiếu VN30 lao dốc. Dòng tiền yếu và áp lực bán từ khối ngoại tiếp tục đè nặng lên thị trường.

Phiên giao dịch cuối tuần, ngày 4/10, thị trường giao dịch ảm đạm với dòng tiền yếu; cổ phiếu nhiều nhóm ngành như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán... chìm trong sắc đỏ, 22/30 cổ phiếu VN30 lao dốc, tác động tiêu cực khiến VN-Index giảm 7,50 điểm khi chốt phiên, về mức 1.270,60 điểm.

Diễn biến thị trường phiên 4/10, sau 2 phiên giảm liên tiếp với chuỗi 4/5 phiên giảm, VN-Index đã đảo chiều hồi phục nhẹ ngay khi mở cửa. Thị trường chứng khoán ghi nhận nhịp rung lắc trong phiên giao dịch cuối tuần.

VN-Index đóng cửa phiên 4/10 giảm 7,5 điểm tại 1.270. Thanh khoản duy trì mức thấp với giá trị giao dịch trên HOSE đạt trên 13.700 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ bán ròng với giá trị 706 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thanh khoản toàn thị trường giảm mạnh so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 709,84 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 15.413,60 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài quay lại bán ròng trên 3 sàn hơn 534,89 tỷ đồng, tập trung vào các mã SGB (hơn 74 tỷ đồng), VRE (hơn 62 tỷ đồng), HDB (hơn 50 tỷ đồng), VNM (hơn 47 tỷ đồng), PLX (hơn 46 tỷ đồng)...

Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều trong phiên này gồm TCB (hơn 33 tỷ đồng), TPB (hơn 32 tỷ đồng), PVD (hơn 23 tỷ đồng), HSG (hơn 23 tỷ đồng), SSI (hơn 22 tỷ đồng)...

Trên sàn HOSE, giá trị khớp lệnh phiên này giảm mạnh so phiên trước, đạt hơn 12.694,74 tỷ đồng.

Phiên này, các mã đóng góp tích cực cho chỉ số VN-Index tăng hơn 1,27 điểm gồm: GAS, PLX, HAG, LPB, POW, PVD, CTR, PDR, HSG, MWG.

Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực làm giảm hơn 5,08 điểm của VN-Index gồm: VNM, CTG, GVR, MBB, TCB, BID, VCB, VIC, ACB, BCM.

Các nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng - chứng khoán - thép đang trong trạng thái phân hóa và điều chỉnh nhẹ, trong đó dòng ngân hàng vẫn là tâm điểm thu hút dòng tiền.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu bất động sản sau những phiên bị bán khá mạnh đã bắt đầu có tín hiệu hồi phục nhẹ, với các mã DXG, PDR, DIG, VHM, NVL, TCH… tăng nhẹ.

Sau khoảng gần 90 phút giao dịch, các mã PVS, PVS, PVC đều tăng gần 3%, PVB đang tăng gần 5%. Trong đó, PVD đang thuộc top 5 mã có thanh khoản sôi động nhất sàn HOSE với gần 5 triệu đơn vị khớp lệnh, bên cạnh PVS dẫn đầu sàn HNX với khối lượng khớp lệnh hơn 4 triệu đơn vị.

Sàn HOSE có 107 mã tăng và 246 mã giảm, VN-Index giảm 2,84 điểm (-0,22%), xuống 1.275,26 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 266,8 triệu đơn vị, giá trị 5.773,2 tỷ đồng, giảm 41,4% về khối lượng và 43% về giá trị so với phiên sáng thứ năm. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 15,24 triệu đơn vị, giá trị 298,35 tỷ đồng.

Tại chiều mua, cổ phiếu TCB được khối ngoại mua mạnh nhất trên HOSE với giá trị hơn 34 tỷ đồng. Theo sau, TPB và VCI là hai mã tiếp theo được gom 33 và 26 tỷ đồng. Ngoài ra, HSG và PVD cũng được mua lần lượt 24 và 23 tỷ đồng.

PVS tăng 2% với thanh khoản dẫn đầu sàn HNX, đạt 5,16 triệu đơn vị; trong khi PVC chốt phiên tăng 1,5% với thanh khoản đứng ở vị trí thứ 4, đạt 1,4 triệu đơn vị.; PVB tăng 4,1%.

Trong khi đó, cổ phiếu chứng khoán không mấy lạc quan, với SHS chốt phiên giảm 0,6% và khớp 2,1 triệu đơn vị, MBS giảm 0,9% và khớp 1,4 triệu đơn vị, VFS giảm 1,5%...

UPCoM-Index giảm 0,38 điểm (-0,42%), xuống 92,3 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 20,76 triệu đơn vị, giá trị 253,64 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,5 triệu đơn vị, giá trị 5,6 tỷ đồng.

Chiều mua, cổ phiếu ABI được khối ngoại mua 0,2 tỷ đồng. Theo sau, CSI và TAL cũng được mua ròng mỗi mã vài tỷ đồng.

Ngược chiều, SGB bị khối ngoại bán ròng 75 tỷ đồng. Ngoài ra khối ngoại cũng bán ròng tại VEA, MCH,...

Trong khi hầu hết cổ phiếu ngân hàng đều điều chỉnh giảm thì cổ phiếu SGB trên UPCoM lại giao dịch khởi sắc. Chốt phiên, SGB tăng 1,5% với thanh khoản vượt trội, dẫn đầu thị trường đạt 4,7 triệu đơn vị khớp lệnh.

Dầu khí BSR và OIL đều có được sắc xanh dù mức tăng khá hẹp trên dưới 0,5%, trong đó BSR khớp lệnh gần 2,6 triệu đơn vị.

Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên thứ sáu đảo chiều lao dốc lúc cuối thời gian giao dịch, VNXALL-Index chốt phiên giảm 13,28 điểm (-0,63%), về mức 2.102,44 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 584,10 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 14.269,33 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 114 mã tăng giá, 91 mã đứng giá và 255 mã giảm giá./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/11/2024