ISSN-2815-5823

Thị trường chứng khoán đảo chiều giảm điểm, nhóm Ngân hàng suy yếu trở lại

(KDPT) - Thị trường tiếp tục suy yếu trong phần lớn thời gian của phiên khi nhóm Ngân hàng suy yếu trở lại.

Đảo chiều giảm điểm

Rung lắc và giằng co là diễn biến chủ đạo của thị trường trong phiên thứ năm. Đảo chiều giảm 7,56 điểm (-0,62%), chỉ số VN-Index lùi về mức thấp 1.208,32 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 0.54%, chỉ số Upcom-Index ngược chiều tăng nhẹ.

Biểu đồ: Chỉ số VN-Index
Biểu đồ: Chỉ số VN-Index

Sắc đỏ chiếm ưu thế trên cả sàn HOSE và rổ VN30, tương ứng 257 mã và 19 mã đi xuống.

Trạng thái thận trọng hiện diện trên nhiều nhóm ngành, gồm Hàng không, Hóa chất, Thép - Tôn mạ, Dầu khí, Ngân hàng, Bất động sản, Chứng khoán, CNTT.

Phải kể đến áp lực bán đẩy mạnh khiến HVN, TCH giảm sàn, BFC (-5,3%), NTL (-4,9%), TCB (-4,4%).

TCB (-4.36%) là cổ phiếu có diễn biến tiêu cực nhất hôm nay với thanh khoản hơn 41 triệu cổ phiếu. Nhóm Ngân hàng ghi nhận sắc đỏ chiếm đa số nhưng may mắn với mức giảm nhẹ như BID, ACB, MBB, VPB… giảm quanh 1%. Các mã vốn hóa lớn khác như VIC (-1,3%), VNM (-1,94%), HPG (-1,73%), VRE (-1,94%) cũng gây giảm chỉ số. Ngược lại, GAS (2,9%) tăng phiên thứ 2 liên tiếp cùng với MSN (2,05%) hỗ trợ chỉ số.

Nhờ điểm tựa tại một số trụ cột GAS (+2,9%), MSN (+2,1%), VHM (+1,1%), dòng tiền luân chuyển tích cực đến vài nhóm quy mô nhỏ hơn như Dệt may cùng các cổ phiếu liên quan câu chuyện Đầu tư công.

HHV, MSH tăng trần, LCG (+5,8%), VCG (+5,7%), FCN (+4,7%) ghi nhận điểm sáng về dòng tiền trong phiên.

Giao dịch sàn HOSE nhìn chung diễn ra khá ảm đạm dù thanh khoản khớp lệnh tăng 16% so với phiên trước, đạt 13,5 nghìn tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên cả 3 sàn tăng nhẹ so với phiên liền trước đạt 18,784  tỷ đồng.

Khối ngoại rút ròng phiên thứ 4 liên tiếp, giá trị gần 1,2 nghìn tỷ đồng; dẫn đầu bởi giao dịch thỏa thuận của VJC (-334 tỷ đồng), VHM (-311 tỷ đồng) và TCB (-214 tỷ đồng). Chiều ngược lại, giá trị mua ròng tập trung đáng kể tại HDB (+324 tỷ đồng), theo sau là VNM (+78 tỷ đồng) và MSN (+77 tỷ đồng).

Thị trường tương lai: Hợp đồng VN30F2408 đóng cửa tại 1.240,1 điểm, giảm -9,9 điểm. Khối lượng giao dịch ở mức cao 259,7 nghìn đơn vị. Điểm Basis chênh lệch -3,21 điểm.

Hợp đồng VN30F2408 đảo chiều từ vùng 1.250-1.252. Đồng thời, các chỉ báo kỹ thuật RSI và MACD ở vùng trung tính yếu. Do đó, quán tính điều chỉnh ngắn hạn ở Hợp đồng VN30F2408 vẫn duy trì và dự kiến rung lắc trong vùng 1.236-1.241 trước khi lùi về vùng 1.232.

Biểu đồ: Đồ thị ngày VN30F1M
Biểu đồ: Đồ thị ngày VN30F1M

Chứng quyền: Độ rộng thu hẹp còn 18 mã tăng trung bình +10,4% và 74 mã giảm bình quân -9,6%. Gía trị giao dịch cải thiện 24% so với phiên trước, đạt 31 tỷ đồng.

SSI cho rằng VN-Index vẫn đang giao dịch bên dưới đường trung bình EMA 200 tại 1.220,53. Các chỉ báo kỹ thuật RSI và ADX duy trì trạng thái yếu. 

Theo đó, chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh ngắn hạn với biên độ dao động trong vùng 1.197-1.211.

Theo Yuanta, thị trường có thể sẽ còn giằng co trong vùng 1.200-1.210 điểm của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, thị trường có khả năng bước vào giai đoạn tích lũy trong những phiên giao dịch tới và dòng tiền có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, đặc biệt thanh khoản có thể ở mức thấp. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tăng nhẹ cho thấy các nhà đầu tư giảm bi quan hơn so với các phiên giao dịch trước.

Các chỉ báo kỹ thuật vẫn đang trong vùng quá bán cho thấy thị trường vẫn có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục kỹ thuật trong ngắn hạn. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp và không nên bán ở giai đoạn này. Đồng thời, nếu các nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao thì có thể xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/11/2024