ISSN-2815-5823

Bạc Liêu phát triển nông nghiệp công nghệ cao

(KDPT) - Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Bạc Liêu chọn con tôm và cây lúa là 2 đối tượng chủ lực.
Quảng Nam: Thị xã Điện Bàn xây dựng nông thôn mới với nhiều kết quả tích cực Xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội: Biến bất lợi thành cơ hội

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết thi đua xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước của cả nước cũng như của tỉnh Bạc Liêu.

Bạc Liêu xây dựng nôn thôn mới.

Tỉnh Bạc Liêu đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó huyện Phước Long đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 42 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu khẳng định xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, thường xuyên, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc; xây dựng nông thôn mới bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, bền vững, lấy người dân làm chủ thể tham gia và hưởng thụ thành quả của nông thôn mới. Do đó, những vùng quê nông thôn đã xây dựng đẹp thì các địa phương cố gắng nâng cao để trở thành những làng quê đáng sống.

Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Bạc Liêu chọn con tôm và cây lúa là 2 đối tượng chủ lực. Theo đó, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển các vùng sản xuất với quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, từng bước chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Đến nay, tỉnh đã hình thành 5 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 3.900 ha; có tổng số 25 công ty, đơn vị và 832 hộ dân đang đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh và 2 giai đoạn. Các mô hình nuôi này cho năng suất tăng từ 10-15 lần so với nuôi tôm thông thường. Hình thức nuôi là ứng dụng hệ thống tuần hoàn nước nuôi tôm trong nhà kín; ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm; ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, thu thập dữ liệu từ các ao, hồ nuôi tôm qua các thiết bị di động...

Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Bạc Liêu chọn con tôm và cây lúa là 2 đối tượng chủ lực.

Đối với sản xuất lúa, tỉnh cũng đã hình thành và phát triển vùng nguyên liệu lúa hàng hóa gắn với liên kết sản xuất tập trung. Các giống lúa được bao tiêu chủ lực là giống lúa chất lượng cao. Đồng thời, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật như: Chương trình "3 giảm - 3 tăng", "1 phải - 5 giảm", "tưới tiết kiệm nước", xuống giống né rầy, mô hình công nghệ sinh thái (trồng hoa trên bờ ruộng), Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)... hướng đến sản xuất theo hình thức tuần hoàn, hữu cơ, an toàn sinh học, an toàn thực phẩm; sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, ASC... Song song đó, gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn hiệu và phát triển thương hiệu./.

HƯƠNG LAN

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 09/05/2024