Bí quyết tiết kiệm 30% thu nhập của cô gái 28 tuổi ở Hà Nội: Ghi chép chi tiêu những gì, quy số tiền tiêu ra giờ lao động
Từ khi làm việc văn phòng với mức lương 6 triệu đồng/tháng cho đến khi làm tự do với mức thu nhập xấp xỉ là 30 triệu đồng/tháng, Mai - là một cô gái trẻ ở Hà Nội luôn trong trạng thái thiếu trước hụt sau.
Sau khi nghỉ việc làm văn phòng, Mai đã bắt đầu với nhiều công việc tự do khác nhau và cô luôn trong trạng thái bận rộn, ước lượng thấy bản thân thu nhập cũng khá là nhiều. Thế nhưng cô lúc nào cũng cảm thấy rất bí bách trong việc chi tiêu mỗi ngày.
Và cho đến khi Mai quyết định ghi chép các khoản thu của mình thì nhận thấy trung bình mỗi tháng cô đều có thu nhập đến 30 triệu đồng. Lúc này thì Mai đã bắt đầu đặt ra câu hỏi vì sao với mức lương 6 triệu đồng tiêu thiếu đã đành, thế mà khi thu nhập lên đến gấp 5 lần mà cô vẫn không thấy được tiền đâu.
Cuối cùng thì Mai đã quyết định tải app về để kiểm soát chi tiêu hàng ngày của bản thân. Dĩ nhiên, giống với nhiều trường hợp làm mãi không thấy tiền đâu thì Mai nhận thấy được mức chi của bản thân lớn hơn mức thu khá là nhiều. Các khoản chi này thực sự có vấn đề.
Và đây là những gì mà Mai đã áp dụng để cho mỗi tháng có thể tiết kiệm được 30% thu nhập của bản thân.
Lên danh sách những món đồ bản thân thích mua
Bởi vì vẫn còn độc thân, sống theo chủ nghĩa tận hưởng cho nên Mai không quá đặt nặng vấn đề bản thân phải tiết kiệm thật nhiều. Vậy nhưng, cũng không thể vì thế mà quá nuông chiều bản thân.
Theo đó, Mai đã quyết định muốn mua thứ gì thì lên danh sách trước. Đánh số thứ tự những thứ mà bản thân muốn mua đó. Khi bắt đầu làm việc này thì Mai khá bất ngờ khi mới chỉ giữa tháng mà những thứ cô có cảm hứng để mua đã lên đến con số 42.
Sau khi lên danh sách thì cô sẽ lọc ra những thứ sẽ ưu tiên mua trước. Những thứ còn lại thì sẽ xếp hàng đằng sau. Những thứ xếp sau thường sẽ là những thứ phục vụ cho cảm giác thích được có nó thay vì cần phải có nó.
Chính việc này cũng phục vụ cho việc săn sale và quan trọng nhất đó là để bản thân của Mai có thể hạn chế được việc mua sắm linh tinh không thực sự cần thiết.
Không kết nối thẻ ngân hàng với những app mua sắm
Đây có thể không phải là cách mà ai cũng có thể áp dụng tuy nhiên khá thích hợp đối với những người có thói quen lướt các sàn thương mại điện tử. Và hầu hết, các sàn này đều ưu tiên cho những hình thức thanh toán không tiền mặt từ đó dẫn đến việc dễ dàng ấn vào thanh toán các món đồ mà bản thân thích chứ chưa hẳn là bản thân cần.
Và Mai cũng sẽ không kết nối thẻ của mình với các app mua sắm này, bao gồm cả thẻ thanh toán lẫn thẻ tín dụng. Và khi đã mua một món đồ nào đó, trong thời gian đợi hàng về thì Mai sẽ để riêng số tiền đó ra để không bị cảm giác trong ví có tiền mà tiêu pha thoải mái nữa.
Cuối cùng đó là khi sử dụng tiền mặt, không thanh toán online thì Mai sẽ biết lúc nào ví của bản thân có tiền lúc nào không. Không thấy tiền thì tuyệt đối không tiêu, không tiêu trước trả sau.
Quy số tiền tiêu ra số giờ lao động
Với Mai, đây có lẽ là nguyên tắc mà bản thân ưng bụng nhất. Thay vì quá căng thẳng với việc phải tiết kiệm, Mai lựa chọn việc cân bằng giữa tiêu đi và thu vào.
Theo đó, muốn mua một món đồ nào đó vì bản thân thích nó thì Mai sẽ nhẩm tính xem bản thân sẽ phải làm bao nhiêu job để mua được nó. Ví dụ như cô muốn mua cho mình đôi giày 5 triệu đồng sẽ cố tìm thêm việc để cày sao cho đủ 5 triệu đó mới mua thay vì nghĩ rằng tài khoản của bản thân đủ để mua.
Cách này cũng sẽ có hai tác dụng: 1 là phần nào chùn bước trước món đồ không quá cần thiếu tuy nhiên lại tiêu tốn quá nhiều công sức lao động của cô, 2 là nếu cô đã quá đam mê với món đồ đó rồi thì bản thân cũng sẽ hăng say lao động hơn, thu nhập cũng tăng lên.
Thực tế cho thấy thì Mai cũng thực sự giảm bớt được việc mua sắm theo sở thích tuy nhiên thu nhập lại có phần tăng hơn.
Ghi chép ra tiêu gì, tiêu bằng gì?
Ghi chép chỉ tiêu chính là bước đầu tiên trong việc quản lý chi tiêu cũng như tiến đến việc tiết kiệm. Mai không những ghi chép được chi tiêu trong ngày còn ghi cụ thể cô tiêu gì, sử dụng phương thức thanh toán như thế nào?
Và trong ngày đó cô đã mua gì bằng tiền mặt, thanh toán gì bằng thẻ thanh toán cũng như có sử dụng thẻ tín dụng cũng sẽ ghi chép được đầy đủ.
Cuối cùng đó là đánh giá lại xem bản thân đã cho bao nhiêu mục cần, bao nhiêu mục chưa cần thiết cũng như loại bỏ những mục không thực sự cần thiết./.
- Gen Z đã làm thế nào để có khoản tiết kiệm 300 triệu đồng trước tuổi 25?
- Chuyên gia nói gì khi thế hệ Gen Z chạy đua theo xu hướng “tiết kiệm ồn ào”?
- Gen Z bật mí cách xoay sở với mức lương 7 triệu đồng/tháng ở Thủ đô: Vẫn có tiền gửi về quê, tiết kiệm mua nhà