Biến đổi khí hậu thắt chặt nguồn cung ca cao, doanh nghiệp tìm cách ứng phó
California Cultured, một công ty nuôi cấy tế bào thực vật tại Mỹ, đang trồng ca cao từ các tế bào nuôi cấy tại một cơ sở ở West Sacramento (bang California), với kế hoạch bắt đầu bán sản phẩm vào năm tới. Alan Perlstein, giám đốc điều hành của công ty cho biết, họ cho các tế bào hạt ca cao vào thùng chứa nước đường để chúng sinh sản nhanh chóng và đạt độ chín trong một tuần thay vì sáu đến tám tháng như một vụ thu hoạch thông thường. Quá trình này cũng không còn đòi hỏi cần tưới nhiều nước hoặc lao động vất vả hay phải vất vả chăm bón.
Perlstein cho biết: "Chúng tôi thấy nhu cầu về sô cô la vượt xa nguồn cung sắp tới. Thực sự, để duy trì nguồn cung hay mức giá như hiện tại thì không có cách nào khác là phải tăng chi phí, rồi gây ra biến đổi khí hậu".
Cây ca cao mọc cách đường xích đạo khoảng 20 độ về phía Bắc và phía Bam ở những vùng có thời tiết ấm áp và mưa nhiều như Tây Phi và Nam Mỹ. Biến đổi khí hậu dự kiến sẽ làm khô cằn đất dưới sức nóng bổ sung. Vì vậy, các nhà khoa học, doanh nhân và những người yêu thích sô cô la đang tìm ra cách trồng ca cao và làm cho cây trồng này có khả năng phục hồi và chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Ngoài ra, các loại ca cao có hương vị sô cô la thay thế cũng đang được chế tạo ra để đáp ứng nhu cầu.
Theo Hiệp hội bánh kẹo quốc gia Hoa Kỳ, thị trường sô cô la rất lớn với doanh số bán hàng tại Mỹ vượt mốc 25 tỷ USD vào năm 2023. Giới kinh doanh đều dự đoán cầu sẽ mạnh hơn cung. Các công ty đang tìm cách tăng cường nguồn cung bằng ca cao từ tế bào hoặc cung cấp các sản phẩm thay thế làm từ yến mạch đến hoặc carob để tạo ra hương vị sô cô la.
Giá ca cao tăng vọt vào đầu năm nay do nhu cầu tăng mạnh và nguồn cung sụt giảm ở Tây Phi do bệnh cây trồng và biến đổi khí hậu. Khu vực này sản xuất phần lớn ca cao của thế giới.
“Tất cả những điều này góp phần gây ra sự bất ổn tiềm ẩn trong nguồn cung, vì vậy, các công ty sản xuất ca cao trong phòng thí nghiệm rất muốn nghĩ ra cách thay thế thành phần mà chúng ta biết là có hương vị sô cô la”, Carla D. Martin, giám đốc điều hành của Viện Ca cao và Sô cô la Fine kiêm giảng viên về nghiên cứu Châu Phi tại Đại học Harvard cho biết.
Theo bà, sự đổi mới trong công nghệ phần lớn do nhu cầu về sô cô la ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Trong khi ba phần tư ca cao trên thế giới được trồng ở Tây và Trung Phi, thì chỉ có 4% được tiêu thụ ở nơi này.
Việc thúc đẩy sản xuất ca cao ở Hoa Kỳ diễn ra sau khi các sản phẩm khác, chẳng hạn như thịt gà, đã được trồng trong phòng thí nghiệm. Hiện ở Mỹ cũng chứng kiến các loại đồ ăn nhẹ tự phát triển tăng mạnh. Mọi người sẵn sàng thử những món đồ có hương vị giống với vị gốc.
Nhận thức của người dân cũng kỳ vọng ngày một tăng lên về nguồn gốc cây ca cao, cũng như tình trạng sử dụng lao động trẻ em trong ngành công nghiệp này.
Công ty Planet A Foods tại Planegg (Đức) cho rằng hương vị của sô cô la phần lớn bắt nguồn từ quá trình lên men và rang khi chế biến, không phải từ hạt ca cao. Những người sáng lập công ty đã thử nghiệm các thành phần từ ô liu đến rong biển và quyết định chọn hỗn hợp yến mạch và hạt hướng dương làm loại sô cô la thay thế có hương vị ngon nhất.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khác lại cố đẩy mạnh nguồn cung ca cao tự nhiệt. Mars, công ty sản xuất thương hiệu sô cô la M&Ms và Snickers, có một cơ sở nghiên cứu tại Đại học California để tìm ra cách làm cho cây ca cao có khả năng phục hồi tốt hơn.
Joanna Hwu, giám đốc cấp cao về khoa học cây ca cao của công ty cho biết: cơ sở này lưu giữ một bộ sưu tập cây ca cao sống để các nhà khoa học có thể nghiên cứu cách thức kháng bệnh, qua đó tạo thuận lợi trong quá trình sản xuất.
Hiện tại, công ty California Cultured đang làm thủ tục để xin phép Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho phép gọi sản phẩm của mình là sô cô la.
“Về cơ bản, chúng tôi thấy rằng chúng tôi đang trồng ca cao - chỉ theo một cách khác” - Giám đốc Perlstein nhìn nhận./.
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tạo cây trồng hấp thụ carbon chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam quyết tâm hoàn thành các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu
- Thúc đẩy công tác tuyên truyền trong ứng phó với biến đổi khí hậu