Cách người trẻ tiêu tiền: Không còn mạnh bạo trong chi tiêu, thế hệ Gen Z cũng giỏi đầu tư và tích lũy tài chính
Là thế hệ lớn lên ở trong kỷ nguyên thịnh vượng của nền kinh tế cho nên người trẻ không ngại chi tiêu. Theo như số liệu thống kê của National Retail Federation, thế hệ Gen Z (những người sinh từ năm 1997 đến 2012) thường chi tiêu mạnh tay hơn những thế hệ đi trước rất nhiều. Tuy nhiên thì thói quen tiêu tiền của thế hệ Gen Z thực ra không phung phí như cách mà nhiều người vẫn nghĩ.
Mặc định suy nghĩ cứ người trẻ là tiêu hoang phí
Đan Thúy (23 tuổi, ở TP.HCM) hiện nay đang là một nhân viên văn phòng với mức thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng, mức thu nhập này được xem là ổn so với bạn bè cùng trang lứa với mới ra trường. Cô gái trẻ thừa nhận rằng bản thân có nhiều lúc tiêu xài hoang phí, không có kế hoạch rõ ràng. Chính vì thế, sau nhiều lần rỗng túi, Đan Thúy đã làm chủ được tài chính cũng như chi tiêu có kế hoạch hơn.
Đan Thúy từng tâm sự rằng: “Bản thân từng mua sắm rất linh tinh và ăn uống xả láng cùng với bạn bè, chi tiêu cho mỹ phẩm và sách báo... cũng như đủ thứ chẳng thể nào gọi tên nhưng lại tiêu một đống tiền. Tuy nhiên, tình trạng cháy túi cứ lặp đi lặp lại, thời điểm này mình nhận ra rằng quản lý tài chính cá nhân chính là bài toán bạn cần phải giải càng sớm càng tốt”.
Cô bạn cũng cho biết rằng, bản thân tự đặt ra cho mình mức chi tối đa trong 1 ngày, thay vì sẵn sàng vung tiền cho những nhu cầu cá nhân như mua sắm và ăn uống sang chảnh để cuối tháng sống cầm hơi thì Đan Thúy còn có quỹ tiền dự phòng để tích lũy cho những trường hợp cần thiết.
Không riêng Thúy mà có nhiều bạn trẻ ngày này cũng lựa chọn "sống hợp ví", tích lũy tiền cho sau này. Theo một khảo sát do PwC thực hiện trên 9.180 người tiêu dùng tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có bao gồm Việt Nam cho thấy, có 40% người thế hệ Gen Z thường rất lo ngại về tình hình tài chính hiện tại của bản thân cũng như đang thực hiện việc cắt giảm những chi tiêu không thực sự thiết yếu.
Còn ở Gen Y, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở mức 43%. Nhìn nhận ở mức tổng quát thì tất cả các lứa tuổi tham gia khảo sát của PwC cũng cho thấy, có đến 96% có ý định sẽ tiến hành tiết kiệm chi phí trong thời gian 6 tháng tới, trong đó 42% dự kiến sẽ giảm đáng kể chi tiêu của họ cho tất cả các khoản. Và một làn sóng mới mang tên tiết kiệm đã thực sự được xảy ra.
Thế hệ Gen Z cũng biết tích lũy thông minh và tiêu dùng hợp ví
Nguyên Khôi (năm nay 24 tuổi sống tại TP.HCM) cho biết bản thân đã biết cách quản lý tài chính cá nhân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Khôi nói rằng: “Mỗi ngày chi tiêu khoản nào thì mình sẽ lưu lại vào các ứng dụng quản lý chi tiêu. Đến cuối tháng thì sẽ tiến hành phân loại từng khoản chi tiêu để có thể tính ra tỷ lệ giữa khoản thu và chi. Điều này sẽ giúp cho mình có thể biết được chính xác nguyên nhân vì sao bản thân rỗng túi hoặc là biết tiền của bản thân đã đi về đâu”.
Cũng nhờ hiểu được thói quen chi tiêu của bản thân mà anh chàng Gen Z đã đặt ra cho mình các quy tắc quan trọng, giới hạn chi tiêu cho từng hạng mục. Không chỉ tiêu xài hợp lý cho nhu cầu ăn uống mà những Gen Z cũng như Đan Thúy, Nguyên Khôi còn sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu để tránh việc có đồng nào xài đồng đó mà phải để tiền đẻ ra tiền.
Đan Thúy cho biết, việc ứng dụng quản lý chi tiêu sẽ giúp cho mình có thể gửi tiết kiệm với con số rất nhỏ. Tuy nhiên, với số tiền siêu nhỏ đó, như một buổi trà sữa với bạn bè thì các bạn trẻ thế hệ Gen Z cũng có thể dễ dàng trong việc tích lũy tài chính của mình mỗi ngày, số tiền đó cũng sẽ đều đặn sinh lời.
Bên cạnh đó, các vấn đề khác như là thanh toán và quy trình, thủ tục chuyên nghiệp ở trong chính sách ưu đãi, rõ ràng về lãi suất thì gửi tiết kiệm tích lũy đảm bảo tính minh bạch cũng như độ an toàn cao cho nên người dùng có thể dễ dàng theo dõi số tiền mà mình đã gửi vào hàng ngày, khoản sinh lời từ phần tiết kiệm này.
Việc chi tiêu có kiểm soát và tự lựa chọn cho mình những công cụ và giải pháp vừa hợp lý để cho tiền đẻ ra tiền chính là cách mà người trẻ hiện nay tích lũy tương lai tuy nhiên vẫn tận hưởng được cuộc sống trọn vẹn mà không cần phải "thắt lưng buộc bụng"./.
- Bí quyết kiếm tiền của các nữ KOL Gen Z: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, tiết kiệm trước khi tiêu tiền
- Cách Gen Z có thể kiếm lời 60% sau một năm đầu tư chứng khoán: Kiểm soát tốt cảm xúc, không chỉ trông chờ vào may mắn
- Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội