Chùm tranh cổ động sáng tác cách đây hơn 50 năm vẫn giữ nguyên tinh thần chống dịch COVID-19
Tranh cổ động là thể loại xung kích của mỹ thuật nước nhà trước những sự kiện chính trị, những vấn đề thời sự của đất nước. Các họa sĩ vẽ tranh cổ động luôn là người đi đầu phản ánh đời sống xã hội bằng ngôn ngữ đồ họa cô đọng, súc tích, tác động mạnh mẽ đến người xem, khích lệ toàn quân, toàn dân tham gia kháng chiến, thi đua lao động sản xuất để phục vụ cách mạng.
Những tác phẩm mỹ thuật này không chỉ phản ánh lịch sử hào hùng của dân tộc, mà ý nghĩa của nó còn gắn bó chặt chẽ với thời cuộc, góp phần động viên, khích lệ tinh thần lao động, chiến đấu của nhân dân ta trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
“Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, nhân nghĩa. Mỗi khi đất nước gặp khó khăn, truyền thống đó lại càng được nhân lên gấp bội” – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói. Tinh thần đó vẫn còn nguyên trong bức anh cổ động của họa sĩ Phạm Văn Đôn sáng tác năm 1978. Bức tranh vẽ bằng bột màu.
Bức tranh của họa sĩ Đào Đức sáng tác năm 1968 bằng bột màu thể hiện đúng tinh thần “Tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội.” – Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
“Nông nghiệp không chỉ giúp đủ ăn mà còn làm giàu được. Đó là cơ hội, là niềm tin mới mạnh mẽ, có thể phát triển tiềm năng, sự đa dạng của từng địa phương” – nhận định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vẫn đầy tính thực tế trong tranh của các họa sĩ sáng tác cách nay đã khoảng 40-50 năm.
“Phải đảm bảo hàng hóa lưu thông, hoạt động sản xuất kinh doanh” – Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói.
Tinh thần “Quân đội của chúng ta luôn là trụ cột của quốc gia” – Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói.
“Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch COVID-19” – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói.
Theo baotintuc.vn