Điểm danh những startup “thu hút” tài trợ hàng đầu ở Đông Nam Á hiện nay
Ghi nhận, kết thúc năm 2023 có 167 giao dịch đã được hoàn tất và chấm dứt tình trạng 3 năm liên tiếp chỉ nhận được 151 khoản đầu tư vượt mức trong quý 3. Trong khi đó thì gã khổng lồ thương mại điện tử Lazada chiếm gần ¼ tổng số vốn đầu tư mạo hiểm bằng vốn cổ phần ở trong khu vực.
Theo như báo cáo của công ty đầu tư Rigel Capital, những trở ngại kinh tế vĩ mô toàn cầu chính là nguyên nhân làm cho việc dòng vốn bị giảm vào khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Và xung đột địa chính trị cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn cũng như sự thận trọng của nhà đầu tư và đà giảm tốc ở trong các ngành như công nghệ tài chính (fintech) - Thương mại điện tử. Hơn thế, những lo ngại về việc biến đổi khí hậu cùng tính bền vững đã trở thành một vấn đề toàn cầu làm ảnh hưởng đến cách mà các công ty triển khai đầu tư và công ty nào nhận được vốn.
Mặc dù vậy thì các nhà đầu tư đã dự đoán nguồn vốn sẽ hồi phục trong năm 2024 khi mà các quốc gia đang ngày càng nỗ lực trong việc số hóa, áp dụng những chính sách kinh tế mới. Dưới đây là những công ty khởi nghiệp thành công huy động tài trợ hàng đầu ở Đông Nam Á.
Kredivo
Fintech Kredivo chính là nền tảng kỹ thuật số hàng đầu đến từ Indonesia. Nền tảng này cung cấp cho khách hàng sản phẩm tín dụng khi tiến hành mua sắm ở trên các nền tảng thương mại điện tử, mua hàng truyền thống dựa trên thời gian ở thực. Và người dùng Kredivo có thể mua trước trả sau hoặc là vay tiêu dùng cá nhân với mức lãi suất thấp mà không cần phải chứng minh thu nhập.
Được biết, vào hồi tháng 3/2023 công ty đã ký một thỏa thuận Series D với trị giá là 270 triệu USD do ngân hàng toàn cầu Nhật Bản Mizuho Bank dẫn đầu với những khoản đầu tư lên đến 125 triệu USD. Các nhà đầu tư khác của Kredivo gồm Square Peg Capital, Jungle Ventures cùng Naver Financial Corporation.
Bolttech
Ghi nhận, Bolttech là công ty công nghệ bảo hiểm (insurtech) Singapore. Đơn vị này chuyên cung cấp hệ sinh thái công nghệ hàng đầu cho các công ty bảo hiểm cùng các đối tác phân phối của họ.
Và bằng cách tận dụng hệ sinh thái hỗ trợ công nghệ hàng đầu thế giới cho lĩnh vực bảo hiểm, các đối tác kinh doanh của Bolttech có thể kết nối khách hàng với những sản phẩm phù hợp để có thể đáp ứng được nhu cầu của họ từ đó mang lại trải nghiệm bảo hiểm một cách tốt hơn.
Gần đây, công ty Bolttech đã tiến hành huy động được 246 triệu USD trong vòng Series B từ LeapFrog Investments, MetLife, Tokio Marine cùng với Khazanah Nasional.
Carsome
Công ty Carsome có trụ sở đặt tại Malaysia. Đây là một nền tảng thương mại điện tử chuyên trao đổi những ô tô đã qua sử dụng. Và những chiếc xe ở Carsome đều được kiểm tra một cách kỹ lưỡng đồng thời cũng được bảo hành một năm, thậm chí là được bảo đảm hoàn lại tiền trong thời gian 5 ngày. Và người mua cũng có thể lái thử xe sau khi đặt lịch hẹn cũng như chọn thời gian trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Và Carsome đã huy động được 607,4 triệu USD tài trợ thông qua 15 vòng từ EvolutionX Debt Capital, 65 Equity Partners cùng Cơ quan đầu tư Qatar, Gobi Partners và nhiều đối tác khác. Được biết, công ty Carsome sẽ tiếp tục sử dụng số vốn đã huy động được số hóa ngành công nghiệp ô tô đã qua sử dụng ở thị trường Malaysia cùng các quốc gia khác, ví dụ như Indonesia.
Thuocsi
Theo tìm hiểu, Thuocsi chính là nền tảng tìm nguồn cung ứng cũng như phân phối dược phẩm cho bác sĩ, dược sĩ cũng như bệnh viện ở Việt Nam. Và bằng cách kết nối nhà sản xuất, nhà phân phối với những người dùng cuối - ví dụ như hiệu thuốc thì công ty cũng đã giúp cho các khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian nghiên cứu và tìm kiếm những loại thuốc cần thiết. Dù cho chủ yếu là bán sỉ tuy nhiên Thuocsi không yêu cầu khách hàng mua thuốc với số lượng quá lớn mà sẽ thay vào đó là khách hàng được phép đặt những đơn hàng nhỏ hơn.
Và Thuocsi đã từng huy động được 51,5 triệu USD trong vòng cấp vốn Series B. Những công ty mẹ của nhà phân phối này đó là BuyMed cùng các nhà đầu tư khác gồm Cocoon Capital, UOB Venture, Smilegate Investment, U.S. International Development Finance Corp.
eFishery
Công ty eFishery của Indonesia - đây là một công ty nuôi trồng thủy sản chú trọng vào kỹ thuật nhân giống và thu hoạch cá, các loại thực vật thủy sinh. Và công ty này cũng đang giúp cho nông dân Indonesia tiếp cận với nền kinh tế kỹ thuật số thông qua những giải pháp công nghệ nuôi trồng thủy sản với giá cả phải chăng hơn.
DealStreetAsia cho biết, eFishery đã tiến hành huy động được 200 triệu USD trong vòng Series D. Vào hồi tháng 5/2023, eFishery đã trở thành kỳ lân sau vòng cấp vốn 108 triệu USD. Và nguồn vốn mới đến từ 42XFund của Abu Dhabi, quỹ hưu trí ở khu vực công của Malaysia có tên là Kumpulan Wang Persaraan (KWAP) cùng với quỹ quản lý tài sản có trụ sở tại Thụy Sĩ. Những công ty đầu tư khác bao gồm các công ty đầu tư mạo hiểm (VC) 500 Global, Temasek cùng với các công ty khác.
Có thể thấy, Đông Nam Á đang hồi phục và dần cho thấy được khả năng trở lại mức trước dịch bệnh. Trong năm nay, khu vực cũng được xem là một thị trường hấp dẫn và có thể sẽ vượt qua được môi trường tài trợ đầy thách thức khi mà các doanh nghiệp đang rất nỗ lực đổi mới cũng như tái cơ cấu hoạt động nhằm đối phó với nguồn vốn đầu tư giảm sút như những năm trước./.
- Startup kỳ lân rơi vào "thế khó": Từng gây quỹ chỉ bằng một cuộc gọi qua Zoom, giờ IPO không được, bán mình không xong
- Chuyện gì đang xảy ra với cổ phiếu của startup "hot nhất" Ấn Độ?
- Hơn 200 doanh nghiệp và startups đến từ 52 quốc gia tụ hội tại InnoEx 2023