Điểm danh những xu hướng mới nổi trong công nghệ bán lẻ tại Đông Nam Á
Có thể thấy, đại dịch COVID-19 là chất xúc tác quan trọng cho việc áp dụng công nghệ bán lẻ trong khu vực Đông Nam Á. Với những biện pháp giãn cách xã hội thì người tiêu dùng đã chuyển sang các kênh mua sắm trực tuyến ở trong mùa dịch. Sự gia tăng hoạt động thương mại này đã bộc lộ được những hạn chế của những mô hình truyền thống cũng như thúc đẩy nhu cầu về những giải pháp đổi mới dành cho các công ty khởi nghiệp bán lẻ.
Xu hướng công nghệ trong ngành thương mại
Trong nhiều năm qua, lĩnh vực thương mại đã chứng kiến được những tiến bộ đáng kể, trong đó bao gồm quản lý hàng tồn kho tự động, tối ưu hóa giá cả chính xác cũng như trải nghiệm khách hàng phù hợp. Các nền tảng giao đồ ăn như là GrabFood và Foodpanda cũng có nhu cầu tăng đột biến, trong đó thì việc giao hàng không tiếp xúc đã trở thành tiêu chuẩn.
Ngoài ra, sự ra đời của các giải pháp thanh toán không tiếp xúc ví dụ như Ví điện tử (GrabPay, Dana) cùng với thanh toán bằng mã QR cũng đã đơn giản hóa được quy trình thanh toán, ưu tiên sự an toàn của người tiêu dùng cũng như nhân viên giao hàng mà không cần đến việc phải mang theo ví thực.
Và một xu hướng nổi bật khác đó là sự xuất hiện của các doanh nghiệp đa kênh. Và cách tiếp cận này tích hợp với các kênh trực tuyến, ngoại tuyến cho phép khách hàng duyệt qua sản phẩm trực tuyến, đặt trước tại cửa hàng và thậm chí là có thể tận hưởng được các tùy chọn thanh toán không tiếp xúc. Xu hướng mua sắm trực tuyến cũng ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Những nhà bán lẻ như Central Retail tại Thái Lan cũng đang đạt được một số thành tựu đáng kể từ những nền tảng trực tuyến, đóng góp 18% vào tổng doanh thu của họ. Cũng tương tự, CP ALL tại Thái Lan cũng đã quan sát thấy rằng các kênh trực tuyến chiếm 10% tổng doanh số bán hàng ở cửa hàng. Mitra Adiperkasa của Indonesia cũng đã báo cáo bán hàng trực tuyến đóng góp 9,5% từ doanh số của công ty.
Sự trỗi dậy của những giải pháp thương mại điện tử hậu dịch bệnh
Có thể thấy, biến động của đại dịch đã làm gián đoạn ngành bán lẻ, đẩy nhanh việc áp dụng thương mại điện tử với một nửa cơ sở người tiêu dùng toàn cầu chuyển sang giao dịch qua nền tảng kỹ thuật số tính từ tháng 10/2020. Giữa những thay đổi này thì một xu hướng đáng chú ý là Mua trước trả sau (BNPL) đã đạt được thành tựu đáng kể, đặc biệt là ở Singapore.
Được thúc đẩy một phần bởi sự gia tăng của những giao dịch trực tuyến bởi đại dịch gây ra thì BNPL đã mang đến cho người tiêu dùng sự thuận tiện khi mua hàng, trả thanh toán chậm mà không phải chịu mức lãi suất trong một khoảng thời gian xác định, không cần thẻ tín dụng. Khảo sát của Finder cho thấy, có 38% người Singapore đã sử dụng dịch vụ BNPL.
Còn tính năng mua sắm trực tiếp của TikTok đã cách mạng hóa được lĩnh vực thương mại điện tử, cung cấp cho những thương hiệu một nền tảng độc đáo để có thể trưng bày sản phẩm của họ trong thời gian thực thông qua các sự kiện phát trực tiếp. Và bằng cách tích cực tham gia vào những sự kiện này, người dùng TikTok có thể sẽ mua hàng một cách liền mạch mà không cần phải thoát ra khỏi ứng dụng, thúc đẩy được sự tương tác trực tiếp giữa thương hiệu cũng như khách hàng, đồng thời cũng đơn giản giá quy trình mua hàng.
Và từ tháng 3/2020 đến tháng 7/2021, giao dịch trực tiếp toàn cầu đã tăng 76%, điều này đã cho thấy được sự tăng trưởng một cách bền vững của ngành thương mại trực tiếp. Đặc biệt, người dùng TikTok có khả năng sẽ mua hàng dựa trên các sản phẩm được giới thiệu trên ứng dụng cao gần gấp đôi.
Ngành bán lẻ sẽ phải đối diện với thách thức, triển vọng gì trong tương lai?
Ghi nhận, việc áp dụng công nghệ bán lẻ tại Đông Nam Á chính là một thách thức, với những quốc gia như Lào, Campuchia có tỷ lệ áp dụng thấp hơn bởi những hạn chế về cơ sở hạ tầng. Ước tính, mỗi quốc gia trong khu vực đều phải vật lộn với khoảng cách kỹ thuật số giữa thành thị, nông thôn đáng kể bởi vì hơn 40% dân số của họ cư trú ở khu vực nông thôn. Ví dụ như ngay cả khi tốc độ thâm nhập internet tăng trưởng đều đặn hàng năm thì Indonesia vẫn tiếp tục phải vật lộn với khoảng cách này.
Sự tiến một một cách nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số đã làm trầm trọng thêm nguy cơ sẽ đẩy các cộng đồng nông thôn ra ngoài lề xã hội, điều này cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về những nỗ lực phối hợp để có thể thu hẹp được khoảng cách này. Trong khi ở một số thành phố lớn có mạng lưới hậu cần phức tạp thì việc giao hàng đến với các vùng sâu vùng xa vẫn còn có nhiều thách thức.
Song song với đó, chi phí giao hàng chặng cuối có thể cao, đặc biệt là đối với các công ty khởi nghiệp siêu phương tập trung vào việc giao hàng một cách nhanh chóng ở trong một khu vực địa lý nhỏ. Tối ưu hóa những tuyến giao hàng, khám phá các giải pháp thay thế như giao hàng bằng máy bay không người lái chính là những cách mà các công ty khởi nghiệp có thể giải quyết được những trở ngại này.
Và bất chấp những thách thức này, lĩnh vực công nghệ bán lẻ vẫn mang đến những tiềm năng để phát triển. Đi đầu trong những tiến bộ này là Generative AI, có thể tạo ra mô phỏng mặt hàng quần áo phù hợp với số đo cơ thể của từng cá nhân cũng như thúc đẩy mức tăng mức độ tương tác, tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng. Và công nghệ này cũng có thể làm giảm đi tỷ lệ hoàn vốn, đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm bằng cách tạo ra một loạt các khái niệm thiết kế thời trang trên xu hướng hiện tại, hiểu biết của khách hàng./.
- Gen Z mới 22 tuổi đã kiếm đến 50 triệu đồng/tháng: Không chạy đua theo công nghệ hay đồ hiệu
- Sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả và tiết kiệm nhờ ứng dụng công nghệ AI
- Nỗ lực sửa đổi, hoàn thiện cơ chế và chấp nhận rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ