ISSN-2815-5823
Huyền Nguyễn
Thứ ba, 06h00 09/04/2024

Fintech trong ngành du lịch: Đổi mới phương thức thanh toán

(KDPT) - Ngành du lịch có nhiều sự chuyển đổi lớn, trong đó hoạt động thanh toán đã quá trình chuyển đổi sâu sắc, được dẫn dắt bởi công nghệ tài chính (Fintech), sở thích của khách hàng và động lực của thị trường. 

Sách trắng năm 2023 của Mastercard với tiêu đề là “Nắm bắt tương lai số của thanh toán du lịch B2B”, đã khám phá về sự chuyển đổi này và tác động đến mảng thanh toán du lịch.

Theo nghiên cứu bản thảo về việc dịch Covid-19 khiến cho các tổ chức tài chính phải đánh giá lại những phương thức thanh toán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), đại lý thanh toán được ủy quyền (Merchant of Record), việc áp dụng thẻ ảo (virtual card) ngày càng tăng.

Chuyển đổi trong mảng thanh toán du lịch

Các công ty du lịch vốn dĩ đóng vai trò trung gian, chuyển thông tin cụ thể về các khoản thanh toán của người tiêu dùng đến các nhà cung cấp dịch vụ phát sinh trong hành trình du lịch. Tuy nhiên, mạng lưới nhà cung cấp đang mở rộng hơn đã khiến cách tiếp cận này lỗi thời và nhiều rủi ro đối với cả các đại lý và người tiêu dùng.

Để giải quyết chúng, ngày càng nhiều đại lý du lịch chuyển đổi sang mô hình MoR. Cụ thể, đại lý du lịch lập danh sách các khoản thanh toán của khách hàng cho toàn bộ dịch vụ đã đặt, ủy quyền thực hiện giao dịch, sau đó MoR sẽ giải ngân thanh toán cho các nhà cung cấp liên quan đến từng dịch vụ đã đặt.

Thanh toán hàng không và du lịch – Các nhà cung cấp B2B trong năm 2024. (Nguồn: Up in the Air, tháng 11/2023)
Thanh toán hàng không và du lịch – Các nhà cung cấp B2B trong năm 2024. (Nguồn: Up in the Air, tháng 11/2023)

Thông qua MoR, các nhà cung cấp, đại lý có thể cung cấp cho người tiêu dùng các tùy chọn thanh toán mới, như trả góp và thỏa thuận mua trước, trả sau (BNPL).

Mô hình MoR đang được áp dụng đáng kể, trong đó, các địa lý với vai trò là MoR có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 43% giai đoạn 2020-2022. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn gấp đôi so với tốc độ tăng tổng thể của thị trường đại lý du lịch trực tuyến (CAGR đạt 20%).

Sách trắng của Mastercard cũng chỉ ra một xu hướng khác là số hóa các khoản thanh toán du lịch B2B. Trong đó, thẻ ảo đang hiện nay được áp dụng như một tùy chọn thanh toán hấp dẫn. Về cơ bản, thẻ ảo là phiên bản kỹ thuật số của thẻ thanh toán vật lý. Số thẻ được tạo bằng kỹ thuật số, vẫn tuân thủ PCI và cấp số cho từng lần sử dụng, được chấp nhận ở mọi nơi chấp nhận thẻ thanh toán truyền thống.

Theo Mastercard, thẻ ảo sẽ có một liên kết duy nhất, người dùng theo dõi được việc đặt chỗ và các khoản thanh toán liên quan cho các nhà cung cấp khác. Các đại lý du lịch và nhà cung cấp có thể dễ dàng thông qua thẻ để theo dõi, đối chiếu các khoản thanh toán; Mang về nhiều lợi ích như giá cả linh hoạt, nhiều lựa chọn tài chính, đảm bảo thanh toán thẻ. 

Những yếu tố này sẽ mang đến trải nghiệm thanh toán hợp lý hơn cho cả đại lý du lịch, khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, đồng thời giao dịch sẽ an toàn hơn. Theo dữ liệu của Mastercard, nguy cơ gian lận khi sử dụng thẻ ảo thấp hơn 30 lần so với sử dụng thẻ truyền thống. 

Up in the Air - Công ty tư vấn thanh toán du lịch từ Hà Lan, đã dựng lên đồ họa (infographics) về khung cảnh thanh toán du lịch B2B rất năng động và đa dạng vào năm 2023. 

Nguy cơ gian lận khi sử dụng thẻ ảo thấp hơn 30 lần so với sử dụng thẻ truyền thống. (Ảnh minh họa)
Nguy cơ gian lận khi sử dụng thẻ ảo thấp hơn 30 lần so với sử dụng thẻ truyền thống. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, đồ họa này gồm các chương trình thẻ thanh toán phổ biến như Mastercard, Visa, và American Express; Tổ chức phát hành thẻ ảo như ngân hàng; Những công ty công nghệ thanh toán như Nium, Stripe, Airwallex; Các đơn vị thanh toán B2B phục vụ ngành du lịch như Outpayce; nền tảng thị trường thanh toán và phân phối vé máy bay - Mystifly, hay giải pháp chấp nhận thanh toán tự động cho ngành khách sạn - iOL Pay.

Ngành du lịch Châu Á sẽ phục hồi trong thách thức

Ngành du lịch rơi vào bế tắc sau đại dịch Covid-19, song đã phục hồi trở lại từ năm 2022. Nền tảng du lịch trực tuyến Traveloka của Indonesia công bố doanh thu tăng 75%, lỗ giảm gần 29% trong năm 2022. Trong khi đó, báo cáo của Google cho thấy nhu cầu du lịch quốc tế tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) tăng vọt lên 85% vào năm 2023 so với năm 2019, trong khi nhu cầu du lịch trong nước tăng 52%.

Theo báo cáo của Công ty Dữ liệu quốc tế (IDC), khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản dự kiến tăng trưởng chi tiêu du lịch và thương mại điện tử xuyên biên giới có thể mang lại doanh thu bổ sung ước tính 232,4 tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2027.

Mastercard ước tính, năm 2022 có thêm khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới đặt chuyến bay, dự báo lượng đặt chỗ trực tuyến đã trở lại mức trước dịch. Du lịch giải trí toàn cầu tăng khoảng 31% vào tháng 3/2023 so với cùng kỳ năm 2019, tăng trưởng ấn tượng 25% so với cùng kỳ năm 2022.

Trải nghiệm thanh toán hợp lý thúc đẩy nhu cầu du lịch. (Ảnh minh họa)
Trải nghiệm thanh toán hợp lý thúc đẩy nhu cầu du lịch. (Ảnh minh họa)

Dù tăng trưởng ngành du lịch đầy triển vọng, nhưng công nghệ du lịch vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức vì các xung đột đang diễn ra trên thế giới, suy thoái kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt của ngành du lịch trực tuyến. Theo thông tin từ Dinsights, đại lý du lịch trực tuyến Pegipegi (Indonesia) đã dừng hoạt động từ tháng 12/2023 sau 12 năm phục vụ.

Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho lĩnh vực này cũng giảm đáng kể. Sau giai đoạn đạt đỉnh năm 2021, các công ty công nghệ tài chính du lịch châu Á ghi nhận tổng số vốn huy động đã giảm hơn 10 lần trong năm 2023, trong khi số lượng giao dịch đã giảm hơn 60%.

Điều này đã phản ánh sự suy thoái của việc huy động vốn trên toàn cầu. Theo một nghiên cứu do GlobalData thực hiện, các giao dịch tài trợ cho du lịch trên toàn cầu trong 10 tháng đầu năm 2023 đã giảm 31,8% so với cùng kỳ năm 2022, riêng APAC đã giảm 11,7% so với cùng kỳ

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 20/05/2024