ISSN-2815-5823
HUY HOÀNG
Thứ bảy, 09h00 25/11/2023

Giải pháp quan trọng trong xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(KDPT) - Giải pháp quan trọng trong xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi là phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX).

Báo cáo của Liên minh HTX Việt Nam cho biết, cả nước hiện có khoảng trên 29.000 HTX, trên 223.000 tổ hợp tác. Trong đó, số HTX nông nghiệp chiếm trên 64% tổng số HTX cả nước. Riêng vùng dân tộc thiểu số có khoảng 5.000 HTX và hơn 10.000 tổ hợp tác. Khu vực HTX đang thu hút 3,2 triệu hộ nông dân. Do đó, việc đẩy mạnh liên kết vùng là vấn đề vô cùng quan trọng giúp các HTX liên kết sản xuất, mở rộng đầu ra.

Nhờ có các HTX mà nhiều sản phẩm vùng, miền địa phương có thương hiệu, được người dân trong cả nước biết đến. Khi nhắc đến mô hình HTX, mọi người đều có thể định danh ngay được một số sản phẩm tiêu biểu của vùng miền. Khi đến các sản phẩm quế, hồi, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các HTX ở khu vực Yên Bái, Lào Cai. Khi nhắc đến sản phẩm bưởi da xanh, mọi người có thể nghĩ đến các HTX ở Bến Tre, Sóc Trăng. Hay khi nhắc đến sản phẩm miến dong riềng, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các HTX ở Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu. Còn khi nhắc đến nho, mọi người cũng nghĩ ngay đến các HTX nho ở Ninh Thuận…

Nhiều HTX ở các địa phương tuy quy mô nhỏ nhưng hoạt động rất hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, đã có nhiều HTX ở các địa phương tuy quy mô nhỏ nhưng hoạt động rất hiệu quả, doanh thu hằng năm đạt trên dưới 20 tỷ đồng. Đây chính là những mô hình điểm để các địa phương khác đến học tập kinh nghiệm, nhân rộng mô hình. Điển hình như mô hình trồng quế ở huyện Bảo Yên (Lào Cai). Mô hình này được coi là giải pháp quan trọng, giúp người dân mở rộng sinh kế, tăng thu nhập.

Đáng chú ý, nhiều HTX ở các địa phương tuy quy mô nhỏ nhưng hoạt động rất hiệu quả, doanh thu hằng năm đạt trên dưới 20 tỷ đồng. Đây chính là những mô hình điểm để các địa phương khác đến học tập kinh nghiệm, nhân rộng mô hình. Mô hình trồng quế ở huyện Bảo Yên (Lào Cai) chính là ví dụ điển hình và được cho là giải pháp quan trọng, giúp người dân mở rộng sinh kế, tăng thu nhập.

Anh Lý Văn Cầu ở thôn Bỗng 2, xã Cam Cọn và một số hộ dân đã cùng nhau góp vốn để thành lập HTX nông nghiệp và dịch vụ Cầu Mây với ngành nghề chính là thu mua, sơ chế, chế biến các sản phẩm từ vỏ quế tại địa phương nhằm tận dụng lợi thế của vùng về cây quế có giá trị kinh tế cao và được sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương. HTX đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư 5 tỷ đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng, máy móc phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm từ quế.

Thành viên HTX sản xuất, kinh doanh chè Tân Lập ở Mộc Châu (Sơn La) đang thu hái chè. (Ảnh: VTCNews)

Tuy mới chỉ đi vào hoạt động từ tháng 3/2022 nhưng bình quân mỗi tháng, HTX đã có mức thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng (sau khi đã trừ các chi phí hoạt động), mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân trồng quế. HTX này đã tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định từ 7-8 triệu đồng/người/tháng.

Mô hình HTX sản xuất kinh doanh chè Tân Lập ở Mộc Châu (Sơn La) với 20 năm kinh nghiệm phát triển cũng là trường hợp điển hình. Nhờ có HTX, các hộ dân đã liên kết được với nhau để trồng chè, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn hộ dân có thu nhập ổn định, kinh tế phát triển./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 03/10/2024