Hồi chuông cảnh báo vỡ nợ doanh nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất thế giới
Một báo cáo cho thấy, một trong những lý do khiến doanh nghiệp phá sản là hệ thống giao dịch gặp khó khăn. Trong tháng 7, đã có 2/3 số vụ vỡ nợ đều bắt nguồn từ nguyên nhân này. Chiếm khoảng 50% tổng số vụ vỡ nợ trên toàn thế giới được ghi nhận từ đầu năm đến nay cũng bắt nguồn từ hệ thống giao dịch.
Các nhà phân tích nhận định, yếu tố về hệ thống giao dịch gặp vấn đề đã chiếm tỷ lệ cao nhất kể từ cuộc Đại suy thoái cách đây 16 năm về trước.
Qua dữ liệu của S&P, tổng số vụ vỡ nợ của các công ty trên toàn thế giới là 87 vụ vào cuối tháng 7, trong đó có 52 vụ xảy ra ở Mỹ. Cùng kỳ năm ngoái tại Hoa Kỳ, con số này là 60.
Phố Wall đã theo dõi chặt chẽ về vấn đề nợ doanh nghiệp ở Mỹ sau khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3/2022 để giảm lạm phát. Giá cả dù đã hạ nhiệt so với mức đỉnh vài năm trước, nhưng lãi suất trong nền kinh tế số một thế giới vẫn ở mức cao nhất kể từ năm 2001. Theo dữ liệu của Moody's, Lợi suất trái phiếu doanh nghiệp xếp hạng AAA dao động quanh mức 5% trong tháng 7.
Đầu năm 2024, Fitch Ratings từng cảnh báo các vụ vỡ nợ của doanh nghiệp ở Mỹ có thể tiếp tục gia tăng, đặc biệt đối với các khoản nợ có mức độ rủi ro cao hơn, mang tính đầu cơ. Theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang, các khoản thanh toán chậm - một dấu hiệu cho thấy khả năng vỡ nợ - đang "chồng chất" tại các ngân hàng thương mại. Tỷ lệ quá hạn đối với các khoản cho vay kinh doanh đã tăng lên 1,13% tính đến hết quý I/2024./.
- Chuyên gia cảnh báo ‘vỡ nợ’ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chỉ là vấn đề thời gian
- Một công ty bất động sản lớn sắp vỡ nợ, nhà đầu tư Trung Quốc rơi vào thế ‘ngàn cân treo sợi tóc’
- Trung Quốc có nguy cơ xảy ra làn sóng vỡ nợ