òa nhà Trung tâm Evergrande ở Thượng Hải, Trung Quốc.

Theo AFP, tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc Evergrande đã chính thức vỡ nợ ngày 9/12 sau khi hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) hạ xếp hạng của tập đoàn này xuống thành “vỡ nợ giới hạn” (Restricted Default).

Động thái này được thực hiện sau khi Evergrande không thể thanh toán 1,2 tỉ USD lãi trái phiếu đáo hạn ngày 6/11 và ân hạn đến 6/12. Đây là lần đầu tiên Evergrande vỡ nợ trái phiếu phát hành bằng đồng USD.

Có trụ sở ở Thẩm Quyến, Evergrande có tổng nghĩa vụ nợ ít nhất hơn 300 tỷ USD. Hôm 3/12, công ty này lần đầu tiên hé lộ về kế hoạch tái cơ cấu nợ, nói vắn tắt trong một niêm yết thông tin trên sàn chứng khoán ở Hồng Kông rằng công ty đang “tích cực làm việc” với các chủ nợ về một kế hoạch như vậy.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vào tháng 10 tuyên bố rằng các vấn đề của Evergrande là một “hiện tượng riêng lẻ”, những rủi ro do khả năng công ty này vỡ nợ gây ra là “có thể kiểm soát được” và lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc vẫn “khỏe mạnh”.

Giới chức Trung Quốc đang can thiệp vào các vấn đề của Evergrande. Tuần trước, chính quyền tỉnh Quảng Đông – nơi công ty đặt trụ sở, đã triệu tập ông Hứa sau khi công ty cho biết họ có kế hoạch thảo luận với các chủ nợ về việc tái cơ cấu.

Các nhà chức trách sẽ cử một nhóm làm việc đến để giám sát Evergrande trong việc quản trị rủi ro, cũng như tăng cường kiểm soát nội bộ và đảm bảo hoạt động diễn ra bình thường.

Việc Bắc Kinh miễn cưỡng đưa ra động thái hỗ trợ Evergrande là một tín hiệu rõ ràng chính phủ sẽ mạnh tay đối với các khoản nợ chồng chất đe doạ đến sự ổn định tài chính. Hôm thứ Sáu tuần trước, PBOC cho biết rủi ro của Evergrande đối với thị trường có thể được kiểm soát. Thống đốc PBOC Yi Gang cho biết vấn đề của Evergrande sẽ được giải quyết theo hướng có lợi cho thị trường.

Được thành lập cách đây gần 25 năm bởi Chủ tịch Hui Ka Yan, Evergrande là một trong những công ty hưởng lợi lớn nhất từ chính sách cải tổ mà chính phủ Trung Quốc thực hiện vào thập niên 80, mở đường cho sự phát triển của sở hữu nhà tư nhân. Bất động sản nhà ở đóng góp phần lớn doanh thu của Evergrande.

Hãng cũng đem lại lợi nhuận ấn tượng cho các cổ đông trong nhiều năm sau khi IPO tại Hong Kong năm 2009. Mã này đã tăng hơn gấp 8 lần khi đạt đỉnh cuối năm 2017, vượt xa mức tăng 30% của Hang Seng Index. Năm 2017, làn sóng di cư đến các thành thị của Trung Quốc và nhu cầu nhà ở kéo theo đã biến Hui thành người giàu nhất Trung Quốc với tài sản ước tính 42,5 tỷ USD.

Bệ đỡ cho thành công của Evergrande là khối nợ lớn hơn tất cả các hãng bất động sản khác. Hoạt động vay nợ của hãng chính là tâm điểm khi lá thư khẳng định họ cần chính quyền trợ giúp để niêm yết công ty con Hengda Real Estate trên sàn Thâm Quyến.

XUÂN THU

Bạn đang đọc bài viết Evergrande chính thức vỡ nợ
tại chuyên mục Thế giới.
Cung cấp thông tin, liên hệ đường dây nóng:
0369452904 – 0977600308.
Hoặc Email: [email protected]
[email protected]