Hướng phát triển AI mới mà doanh nghiệp cần nghiên cứu
Google: 5 giai đoạn quan trọng nhất cho các sản phẩm AI hiện nay
Tại hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam” diễn ra mới đây, ông Cù Kim Long - Phó Giám đốc, Trung tâm Công nghệ thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ, nhận định Google hiện đang áp dụng một cách tiếp cận rất mới mẻ và tiên phong đối với lĩnh vực AI và theo ông Long, “đây là một hướng đi mà các doanh nghiệp trong nước cũng nên nghiên cứu”.
Ông Long cho rằng, hiện GenAI có 3 trụ cột chính, bao gồm dữ liệu, kiến trúc và mô hình huấn luyện. Trong lĩnh vực AI, Google đã phát triển các sản phẩm qua năm giai đoạn quan trọng. “Đây có thể được coi là 5 giai đoạn phổ quát nhất cho các sản phẩm AI hiện nay, làm nền tảng cho việc xây dựng các công nghệ tiên tiến trên toàn cầu”. 5 giai đoạn đó bao gồm:
Bước đầu tiên, trong mô hình phát triển AI của Google là chuẩn bị dữ liệu - đây là thách thức lớn mà các quốc gia và doanh nghiệp đã và đang đối mặt.
Bước thứ hai là thiết kế và xây dựng mô hình AI, mục tiêu là tạo ra các hệ thống thông minh, tiện lợi, có khả năng đồng hành và hỗ trợ con người, giúp giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả làm việc. Đây là hướng đi mà các sản phẩm AI hiện đại đang theo đuổi.
Bước thứ ba, sau khi xây dựng xong, mô hình cần được huấn luyện, tinh chỉnh và hoàn thiện để đạt hiệu suất tốt nhất. Tiếp đến là giai đoạn triển khai, đưa mô hình vào thực tế để giải quyết các vấn đề cụ thể.
Bước thứ tư, việc quản lý và bảo trì mô hình đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của sản phẩm.
Cuối cùng, chuẩn bị dữ liệu đến quản lý mô hình, thể hiện cách tiếp cận hiện đại và toàn diện mà Google và các công ty công nghệ lớn đang áp dụng để phát triển các sản phẩm AI tiên tiến.
Vị chuyên gia này cũng nhận định những thành tựu và kết quả nghiên cứu về tính hiệu quả, hỗ trợ của AI đối với các chính phủ, doanh nghiệp và người dùng không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam đã cho thấy sự cần thiết phải đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI tại Việt Nam, để không bỏ lỡ cơ hội mà AI mang lại.
Nghiên cứu và phát triển AI đối mặt với những thách thức nào ?
Cũng trong hội thảo, ông Cù Kim Long cũng đã nêu ra những thách thức chính mà Việt Nam đang đối mặt trong quá trình nghiên cứu và phát triển AI.
Thách thức về dữ liệu. Theo ông Long, để giải bài toán dữ liệu, theo ông Cù Kim Long, hiện nay, cả Bộ Thông tin và Truyền thông lẫn Bộ Công an đã trình Chính phủ các chính sách liên quan đến phát triển trung tâm dữ liệu quốc gia cũng như các chính sách phát triển dữ liệu quốc gia.
Những chính sách này nhằm giải quyết từng bước các thách thức trong việc quản lý và sử dụng dữ liệu. Sắp tới, việc phát triển lớp dữ liệu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai AI, nhằm tận dụng dữ liệu một cách hiệu quả.
Thách thức thứ hai là nguồn nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực AI. “Qua các báo cáo hiện tại, chúng ta thấy rằng số lượng chuyên gia AI tại Việt Nam còn rất hạn chế”, ông Cù Kim Long nói. Trong thời gian qua, Google là một trong những tập đoàn đã hỗ trợ Việt Nam đào tạo và bồi dưỡng các chuyên gia trong lĩnh vực AI.
Tuy nhiên, theo ông Long, đây mới chỉ ở mức độ khởi đầu. Để trở thành một chuyên gia AI thực sự, đòi hỏi phải có nhiều thời gian và kinh nghiệm, đặc biệt là chuyên gia AI trong các khối học thuật và doanh nghiệp. Trong khi đó, ở các cơ quan công quyền, thiếu hụt chuyên gia AI là một khó khăn rất rõ ràng.
Thách thức thứ ba là về hạ tầng số, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu. Theo chia sẻ của lãnh đạo Trung tâm Công nghệ thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ, việc nghiên cứu triển khai các mô hình công nghệ như GenAI, các đơn vị nghiên cứu phải nhờ đến các phòng thí nghiệm của các viện hàn lâm, hoặc thậm chí là các giáo sư quốc tế, để thực hiện những mô hình này.
- Google lên kế hoạch mở siêu trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
- Google, Facebook, Apple, Netflix... đã nộp hơn 4.000 tỷ đồng tiền thuế
- Trí tuệ nhân tạo khiến khí thải của Google tăng gần 50%