ISSN-2815-5823

Khai tử Workplace, Meta muốn dồn lực để phát triển AI

(KDPT) - Công ty mẹ Facebook, Meta sẽ sớm đóng cửa nền tảng Workplace để dồn nguồn lực sang phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).

Meta từng có tham vọng lớn để trở thành một gã khổng lồ trong lĩnh vực hỗ trợ hiệu suất và giao tiếp cho doanh nghiệp. Thế nhưng, giờ đây công ty đang chuẩn bị khép lại chặng đường của “tài sản chiến lược” Workplace. Cho đến ngày 25/8/2025, nền tảng này vẫn hoạt động bình thường. Sau đó, nền tảng sẽ bị chuyển về chế độ chỉ đọc đến tháng 5/2025, rồi phải dừng toàn bộ hoạt động. Ngoài ra, Meta cũng áp dụng chính sách giảm giá 50% các dịch vụ của nền tảng kể từ tháng 9 năm nay.

Meta đã gửi đi thông báo tới khách hàng của Workplace rằng kiến nghị sử dụng Workvivo (thuộc sở hữu của Zoom) giống như một cách thay thế. Năm 2023, Zoom đã mua lại nền tảng giao tiếp doanh nghiệp này.

Meta từng có tham vọng lớn để trở thành một gã khổng lồ trong lĩnh vực hỗ trợ hiệu suất và giao tiếp cho doanh nghiệp nhưng hiện đang muốn khai tử Workplace. 
Meta từng có tham vọng lớn để trở thành một gã khổng lồ trong lĩnh vực hỗ trợ hiệu suất và giao tiếp cho doanh nghiệp nhưng hiện đang muốn khai tử Workplace. 

Tính đến nay, vẫn chưa rõ thông tin liên quan đến số lượng nhân sự sẽ bị ảnh hưởng nếu như nền tảng Workplace bị khai tử thật sự.

Một nguồn tin từ Tập đoàn cho biết họ sẽ dừng hoạt động của nền tảng Workplace khỏi Meta để có thể tập trung vào việc phát triển metaverse và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Họ tin rằng điều đó sẽ định hình lại cách vận hành của công ty. Dự kiến, công ty sẽ đề xuất khách hàng của Workplace sang dùng nền tảng Workvivo của Zoom trong 2 năm tới.

Sự thay đổi hướng đi của Meta sẽ đánh dấu sự chấm dứt chặng đường thập kỷ hoạt động của nền tảng WorkPlace. Đó là nền tảng vốn được định hướng nhằm đem đến doanh thu khác cho Facebook, tuy nhiên sau cùng lại khó cạnh tranh với các sản phẩm khác như Slack và Teams của tập đoàn Microsoft.

Kể từ sau đại dịch Covid-19, xuất hiện nhiều thông tin cho rằng đã có nhiều nhà đầu tư bên ngoài tiếp cận Meta nhằm tách nền tảng này thành một công ty độc lập và rồi sẽ nhận đầu tư từ bên ngoài.

Thế nhưng, Meta đã từ chối, phần lớn là vì Facebook (tên cũ của Meta) xem Workplace giống như một tài sản chiến lược, không phải vì nền tảng này tạo ra doanh số hàng tỷ đô, gần bằng với con số thu từ quảng cáo trên các nền tảng Instagram và Facebook của Meta, mà điều quan trọng hơn cả là nền tảng Workplace đã cho thấy Meta có khả năng hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó hỗ trợ tập đoàn này chứng minh rằng mình có thể cung cấp đa dạng dịch vụ cho doanh nghiệp thay vì chỉ bán quảng cáo trên mạng xã hội.

Workplace là nền tảng giao tiếp cho doanh nghiệp lần đầu tiên được Meta ra mắt vào năm 2016.
Workplace là nền tảng giao tiếp cho doanh nghiệp lần đầu tiên được Meta ra mắt vào năm 2016.

Có thể thấy tương tự như nhiều gã khổng lồ trong ngành công nghệ, hiện nay Meta ưu tiên thay đổi để tập trung vào trí tuệ nhân tạo. Điều đó có nghĩa là thực hiện nhiều lần tái cơ cấu hơn, mà không chỉ dừng ở việc khai tử Workplace ra khỏi hệ thống.

Workplace là nền tảng giao tiếp cho doanh nghiệp lần đầu tiên được Meta ra mắt vào năm 2016, khi đó còn đang có tên là Facebook. Cách đó 2 năm, Meta dùng cho nội bộ. Ngoài các tính năng như một mạng xã hội, nền tảng còn có chức năng nhóm đa công ty và không gian chung, nơi mà nhân viên từ các tổ chức khác nhau có thể cùng nhau làm việc.

Ban đầu, nền tảng này được xây dựng dựa trên cách Facebook dùng mạng xã hội hàng đầu của mình. Công ty cũng đã thử nghiệm một phiên bản Facebook nội bộ và nhận ra cơ hội nhằm phát triển phiên bản đó thành một sản phẩm nhắm tới người dùng, đó là doanh nghiệp.

Ban đầu, Workplace hoạt động dưới tên Facebook @ Work và được tạo nên bởi một đội ngũ có trụ sở ở London với đồng sáng tạo Google Maps -Lars Rasmussen là người đứng đầu. Sau đó, ông được Facebook mang về để giữ chức Giám đốc kỹ thuật. Workplace là đứa con cưng của ông, khi luôn muốn tạo nên một dịch vụ doanh nghiệp tại Facebook từ lâu.

Sản phẩm sau cùng đã giới thiệu phiên bản beta với tên gọi Workplace và thực hiện xây dựng một vài tiện ích tích hợp của bên thứ 3, trong lúc Facebook nhận thấy cơ hội tạo nên nhiều yếu tố góp phần xúc tiến năng suất hơn cho người dùng quanh mục đích giao tiếp một cách cơ bản.

Meta hiện đang ưu tiên thay đổi những dự án không phải cốt lõi để tập trung vào trí tuệ nhân tạo.
Meta hiện đang ưu tiên thay đổi những dự án không phải cốt lõi để tập trung vào trí tuệ nhân tạo.

Qua thời gian, nền tảng Workplace đã thu hút được lượng khách hàng quan trọng, tuy nhiên vẫn gặp những trở ngại lớn. Lý do đến từ việc nền tảng Slack trở thành ngôi sao sáng thu hút sự quan tâm, qua đó xúc tiến việc tạo ra Teams từ Microsoft. Workplace ban đầu có ý định cạnh tranh song sau cùng đã nhượng bộ và hợp tác với Teams nhằm triển khai một vài chức năng nhất định.

Hiện nay, Workplace đang cung cấp gói hàng tháng trị giá 4 USD/ người dùng, có thể cải tiến với các tiện ích bổ sung và từ 2USD/ người dùng hàng tháng. Hóa đơn hàng tháng sẽ tính dựa trên số lượng nhân viên trừ khi tổ chức có gói cố định.

Theo Meta, họ sẽ thực hiện chính sách giảm giá 50% dịch vụ từ tháng 9 như đã đề cập. Điều đó nghĩa là các gói thanh toán vẫn sẽ được giữ nguyên kể từ nay đến tháng 8.

TechCrunch cũng đưa tin rằng nền tảng Workplace đã phát triển chậm lại đáng kể hậu đại dịch khi người dùng không phải làm việc online thường xuyên mà đã trở lại văn phòng làm việc của họ. Bên cạnh đó, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt từ Zoom hay Teams, một số nhân sự chủ chốt phụ trách nền tảng rời đi cũng đã khiến lượng người dùng sụt giảm đáng kể.

Theo một nguồn tin, việc công ty ngày nay đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng danh tính cùng với tăng trưởng chậm hậu đại dịch khiến công ty thậm chí không còn được gọi là Facebook. Hiện không rõ Meta có nghĩa gì không, song quyết định loại bỏ các dự án không phải cốt lõi được xem là lựa chọn mang tính quyết đoán./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 18/10/2024