Khu công nghiệp và đa dạng sinh học - Một góc nhìn từ Nam Cầu Kiền
Khi phát triển kinh tế là trọng tâm của doanh nghiệp, mô hình kinh tế tuyến tính đã để lại hệ quả môi trường là đẩy nhanh quá trình biến tài nguyên thành chất thải dẫn đến làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Sức ép của nền kinh tế tuyến tính lên đa dạng sinh học đã quá sức phục hồi của môi trường, hậu quả dẫn đến biến đổi khí hậu, các thiên tai diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng như các trận động đất, sóng thần, bão tuyết, lũ lụt, thủng tầng Ozone hiệu ứng nhà kính,…
Khi các vấn đề này dần dần tác động càng rõ rệt lên đời sống của con người thì việc đầu tiên là chúng ta đổ lỗi cho thiên nhiên khắc nghiệt và sau cùng khi lật lại lịch sử thì biết rằng không có gì bất ngờ khi những bất hạnh cho con người lại chính là con người tạo ra. Đó chính là sự đáp trả của thiên nhiên với chính con người khi đã mang sức ép nền kinh tế không bền vững làm tổn hại đa dạng sinh học.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài. Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam rất nghiêm trọng, là nguy cơ lớn ảnh hưởng tới nỗ lực chung vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo và sự phát triển bền vững. Năm 2023, Việt Nam được dự báo chịu đợt nắng nóng kỷ lục, hạn hán kéo dài và đón nhiều cơn bão nguy hiểm hơn, nguy cơ nước biển dâng ngày một rõ rệt. Theo số liệu đánh giá Suy giảm Đa dạng Sinh học tại Việt Nam (một trong những hoạt động thuộc khuôn khổ của Sáng kiến BIODEV2030) tại Việt Nam đang phải chịu tác động từ 12 mối đe doạ khác nhau, trong đó khai thác, sử dụng tài nguyên sinh học; hoạt động sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là những mối đe dọa lớn nhất.
Có thể thấy tầm vai trò quan trọng của đa dạng hóa sinh học là một thành phần cơ bản của sự tồn tại trong kinh doanh dài hạn. Bảo tồn sự đa dạng sinh học, sử dụng bền vững các thành phần của tự nhiên và chia sẻ công bằng các lợi ích từ việc sử dụng tài nguyên chính là mục tiêu hướng đến trong sự tồn tại và phát triển công nghiệp.
Đứng trước những thách thức lớn của toàn cầu, tại COP 26, Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Các cam kết mạnh mẽ và những ý kiến đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ gia tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, phục hồi và bảo đảm tính toàn vẹn, kết nối; đa dạng sinh học được bảo tồn, sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cũng tại Hội nghị lần thứ 15 Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP15) diễn ra ở Montreal (Canada), hơn 190 quốc gia đã thông qua dự thảo "Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Montreal" nhằm định hướng công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên toàn cầu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu thoả thuận về bảo vệ và khôi phục ít nhất 30% đất đai và nước vào năm 2030. Các quốc gia giàu có cam kết trả khoảng 30 tỷ đô la mỗi năm đến năm 2030 các quốc gia kém phát triển hơn thông qua một quỹ đa dạng sinh học mới, đảm bảo có nhiều động vật, thực vật và hệ sinh thái lành mạnh hơn vào năm 2030.
Trước những thách thức đó, quan điểm phát triển kinh tế hài hoà với bảo tồn thiên nhiên từ các thử nghiệm những sáng kiến, ưu tiên mang tính toàn cầu về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học ngay tại Việt Nam đã được khuyến khích triển khai kỳ vọng phục hồi đa dạng sinh học và phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu, trong đó các mô hình được quan tâm là ESG; Kinh tế tuần hoàn; Khu công nghiệp sinh thái. Thông qua những kinh nghiệm quốc tế, những mô hình thí điểm mới đã minh chứng được sự chuyển đổi sang mô hình bền vững không chỉ giúp giải quyết bài toán về môi trường và còn phát triển kinh tế hiệu quả hơn.
Theo TS, LS. Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT công ty CP Shinec, chủ đầu tư khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền – một doanh nhân được phong tước hiệp sĩ bảo vệ môi trường, Cần tạo ra nhiều hệ sinh thái cộng sinh, đa dạng sinh học. Đây sẽ là những lá chắn bảo vệ môi trường cho đất nước.
Tại Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền đã thành công trong phát triển khu công nghiệp gắn với kinh tế tuần hoàn, đa dạng sinh học mang đến nhiều hiệu quả lâu dài về môi trường đầu tư an toàn, xây dựng các chuỗi liên kết giá trị công nghiệp lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
Những hành động này đã góp phần to lớn giảm thiểu các tác động môi trường và đồng thời đóng góp các giá trị sinh thái bền vững cho mai sau.
Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền sẵn sàng dùng hơn 30% trong tổng số gần 300 hecta đất để sử dụng cho các công trình xanh.
Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp cũng được đặc biệt khuyến khích trồng nhiều cây xanh, vườn tiểu cảnh và cây bóng mát trong các khoảng vườn trước nơi làm việc và các phân xưởng.
Hệ thống thực vật trong khu công nghiệp rất đa dạng, gồm có nhiều tầng khác nhau, giữa các tầng thực vật có mối liên kết và tương trợ lẫn nhau chặt chẽ, góp phần nâng cao cảnh quan trong khu vực. Ngoài ra, các tầng thực vật cũng cung cấp môi trường sống tự nhiên cho các loài sinh sản, trú ẩn, thụ phấn. Theo ước tính, hệ thống thực vật tại Nam Cầu Kiền hấp thụ được 6791,44 tấn CO2/ năm.
Tầng thực vật trên cao gồm các cây như bạch đàn, phi lao, long nhãn... Đây là những cây có khả năng sinh trường tốt, phát triển nhanh, dễ dàng thích ứng với môi trường, chịu được nắng nóng, khô hạn. Không chỉ có tác dụng chắn bụi, chắn gió, các loại cây này còn là một cái máy quang hợp rất hiệu quả. Điều đó có nghĩa là rất nhiều carbon lơ lửng ngoài không khí được thu nạp và quản lý tốt, điều đó tăng việc cải thiện độ phì nhiêu của đất. Khả năng tích tụ CO2 ở lá, thân, cành 46,71 ± 4,9 tấn/ha. Các tác dụng khác như lấy gỗ, làm thuốc.
Tầng thực vật trung gian có nhiều cây xanh cảnh quan và các loại cây ăn quả đa dạng phong phú. Cây xanh cảnh quan là những cây có giá trị thẩm mỹ cao, tạo bóng mát, điều hòa khí hậu và làm đẹp cho cảnh quan sân vườn. Một số loại cây xanh cảnh quan tiêu biểu ở tầng này là chà là, đa, tre, gạo, phong linh, phượng hoàng lửa, ban, phượng, huỳnh liên,...
Ngoài ra còn các loài hoa sinh trưởng và tạo phong cảnh đẹp trong khu vực như hoa hồng, hoa mười giờ, hoa giấy, thiên điểu, ngọc bút, dừa cạn, cây lan...
Các loại cây ăn quả là những cây có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguồn dinh dưỡng và vitamin, vừa cung cấp thực phẩm cho nhân viên trong khu công nghiệp, vừa có giá trị về kinh tế. Một số loại cây ăn quả tiêu biểu trong khu công nghiệp như xoài, đu đủ, bưởi, nhãn, hồng xiêm, chuối, rau,...
Tầng thảm cỏ gồm có cỏ lạc, cỏ Nhật, cỏ ba lá... Cỏ bề mặt giúp bám giữ đất, hấp thụ CO2. 1ha thảm có có thể hấp thụ 360kgCO2/ngđ, thải ra 240kg O2/ngđ.
Hệ thống cây xanh tầng mặt nước nhằm thanh lọc nguồn nước thải sau xử lý, nước cảnh quan cho suối, hồ, thác, tạo môi trường sống cho các loài thuỷ sản. Các loại thực vật được ưu tiên như sen, súng, thuỷ trúc, cỏ đồng tiền, chuối hoa...
Ngoài ra quản lý nguồn nước cũng đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học.Nhà máy xử lý rác thải chính là trái tim của khu công nghiệp Nam Cầu Kiền. Để tận dụng nguồn nước, tiết kiệm tài nguyên, khu công nghiệp đã nghiên cứu thiết kế mô hình sản xuất nước sạch tuần hoàn từ chính nguồn nước thải. Nước thải từ các nhà máy sau khi xử lý được đưa trở lại để nuôi dưỡng cây xanh, rửa đường, trở thành môi trường sống cho các loài thuỷ sản và một phần quay lại cho các khâu sản xuất. Để cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch, chất lượng nước, nhiệt độ, pH, NH3... Nồng độ pH luôn phải từ 7 – 7.5, kiểm soát nồng độ oxy trong phạm vi cho phép. Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đã tạo được những hồ nuôi cá từ chính nguồn nước thải như hồ điều hoà nuôi cá trê, rô phi; và các hồ nuôi cá Koi.
Cao hơn nữa, Nam Cầu Kiền hướng tới đạt được lượng phát thải bằng 0 với việc xây dựng các hệ kinh tế tuần hoàn. Hiện nay khu công nghiệp đã xây dựng được 3 hệ kinh tế tuần hoàn. Hệ kinh tế tuần hoàn ngành thép bao gồm 18 nhà đầu tư tạo thành chuỗi khép kín các dịch vụ sản xuất, logictics, tiêu thụ sản phẩm, xử lý chất thải làm nguyên liệu phục vụ sản xuất các ngành công nghiệp khác, đem lại giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tiếp theo là hệ kinh tế tuần hoàn ngành nhựa, một chuỗi sản xuất xử lý tái chế các nguyên liệu nhựa phế thải thành hạt nhựa nguyên sinh và sản phẩm nhựa phục vụ làm nguyên liệu cho các nhà máy. Thứ ba là hệ kinh tế tuần hoàn ngành điện điện tử và công nghiệp phụ trợ đem lại giá trị cao, rút ngắn công đoạn cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy lớn tiết kiệm được nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Quy hoạch đa dạng sinh học phải đảm bảo hài hoà giữa bảo tồn và phát triển kinh tế. Từ đó, tất cả các mối liên kết cộng sinh này sẽ là một chuỗi giá trị gia tăng khép kín đem lại lợi nhuận cho từng nhà máy, từng công đoạn sản xuất và đem đến giá trị xã hội của từng sản phẩm. Phấn đấu đến hết năm 2024, khu công nghiệp Nam Cầu Kiền sẽ trung hoà được rác thải.