ISSN-2815-5823

Lãi suất ngân hàng có đang “làm khó” doanh nghiệp bất động sản?

(KDPT) - Lãi suất ngân hàng đang gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng, việc lãi suất neo cao không e ngại bằng việc tiếp cận nguồn vốn.

Lãi suất ngân hàng neo cao

Trong quý đầu tiên của năm 2024, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều giải pháp để bổ sung nguồn vốn tín dụng, kéo mặt bằng lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay vẫn còn quá cao cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bất động sản.

Bảng lãi suất cho vay tại một số ngân hàng cập nhật vào đầu tháng 3/2024. (Ảnh: Batdongsan)
Bảng lãi suất cho vay tại một số ngân hàng cập nhật vào đầu tháng 3/2024. (Ảnh: Batdongsan)

Theo khảo sát thực tế, hiện tại, lãi suất cho doanh nghiệp bất động sản vay vốn vẫn còn cao, duy trì ở mức 9-10,5%. Cụ thể, khảo sát tại một ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bất động sản vay vốn năm đầu tiên được ưu đãi 8%. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian ưu đãi này, doanh nghiệp phải chịu mức lãi suất trôi nổi là 10,5-11%.

Khảo sát mới đây của Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam cũng cho thấy, lãi suất cho vay ngân hàng hiện tại của các doanh nghiệp hội viên đang ở mức cao, từ 8-12%/năm. Không chỉ áp lực từ lãi vay mới còn cao, một số doanh nghiệp vay vốn ở thời điểm lãi suất cao đang phải "than trời" khi lãi suất cho vay hiện đã giảm nhưng nhiều nhà bằng không giảm lãi vay đối với khoản vay cũ, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản. (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Lãi suất ngân hàng đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản. (Ảnh: Báo Thanh Niên)

Một lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản có trụ sở tại TP.HCM cho biết, mặc dù thời gian vừa qua, mặt bằng lãi suất nhìn chung đã giảm nhưng các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn và rủi ro. Vì các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn đi vay ngân hàng. Hơn nữa, bản thân người mua nhà cũng phải vay tiền nên ngành địa ốc đang chịu tác động kép. Hiện tại, thị trường địa ốc đang rơi vào tình trạng trầm lắng, đóng băng trong một khoảng thời gian dài.

Khoảng 3 năm trở lại đây, các ngân hàng đã đẩy mạnh triển khai các chương trình cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi trong 1-2 năm đầu để thu hút nhiều người vay vốn mua nhà, đầu tư bất động sản. Cho nên, trong khoảng thời gian này, lãi suất của các ngân hàng rất khó giảm, các doanh nghiệp, cá nhân sẽ chịu áp lực rất lớn.

Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, nhiều doanh nghiệp bất động sản không còn tiền trả lãi vay, trả nợ, không còn tiền để duy trì bộ máy, hỗ trợ và giữ chân người lao động. Mỗi ngày trôi qua, các doanh nghiệp phải chạy đôn đáo vay mượn, thậm chí “vay nóng” để trả lương nhân viên, duy trì hoạt động tối thiểu, trả lãi ngân hàng, nhất là các khoản vay tín dụng sắp đến hạn.

“Kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản” là rủi ro và nguy cơ lớn nhất mà mọi doanh nghiệp bất động sản hiện đang phải đương đầu. Mặc dù có thể vẫn còn tài sản nhưng do chưa bán được dẫn đến “thiếu dòng tiền” nên doanh nghiệp có thể bị “chết trên đống tài sản” của chính mình”, HoREA nhấn mạnh.

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. (Ảnh: Báo Thanh Niên)

 Có đang làm khó doanh nghiệp?

Giới chuyên gia cho rằng, việc lãi suất ngân hàng không nguy bằng việc khó tiếp cận nguồn vốn. Lãi suất tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, họ sẽ phải tính toán lại bài toán đầu tư sao cho thực sự đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, vấn đề đang thực sự “làm khó” doanh nghiệp và nhà đầu tư là “room” tín dụng vẫn còn hạn chế.

Đánh giá về tác động của lãi suất ngân hàng, ông Võ Hồng Thắng - Phó giám đốc Phòng Nghiên cứu và Phát triển DKRA Việt Nam cho biết, việc tăng lãi suất có tác động tích cực khi làm cho hoạt động đầu cơ bất động sản gần như không còn diễn ra mạnh mẽ như trước. Tuy nhiên vấn đề này lại mang đến nhiều khó khăn cho người có nhu cầu ở thực, cũng như nhiều doanh nghiệp bất động sản khi thanh khoản thị trường gần như chững lại.

Lãi suất ngân hàng không lo ngại bằng việc doanh nghiệp bất động sản đang khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng. (Ảnh: CafeF)
Lãi suất ngân hàng không lo ngại bằng việc doanh nghiệp bất động sản đang khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng. (Ảnh: CafeF)

Với lãi suất tiết kiệm và lãi suất vay cá nhân hiện nay đang duy trì ở mức khá cao khiến nhiều nhà đầu tư phải bán tháo bất động sản vì không chịu nổi áp lực lãi suất. Bên cạnh đó, theo thống kê hiện có khoảng 70-80% khách mua bất động sản dùng đòn bẩy tài chính là vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay thị trường khá ảm đạm, việc chuyển nhượng bất động sản gần như bất khả thi nên việc vay ngân hàng với lãi suất cao trở thành gánh nặng của nhiều khách hàng. Thậm chí, những người có nhu cầu ở thực cũng chọn gửi tiết kiệm thay vì vay mua bất động sản như giai đoạn trước.

Thị trường bất động sản vốn đã chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng như những yếu tố pháp lý chưa được tháo gỡ, nay lại chịu thêm áp lực về vấn đề kiểm soát tín dụng và tăng lãi suất cho vay dẫn đến nhiều khó khăn cho thị trường, đồng thời cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các chủ đầu tư, đơn vị phát triển, môi giới, khách hàng,…

Vị chuyên gia này cho biết thêm, trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra những định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2024 nhằm nỗ lực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường và doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, việc nỗ lực không chỉ đến từ hệ thống ngân hàng mà còn từ chính các doanh nghiệp. Họ phải từ tái cơ cấu để phù hợp với khả năng tài chính và khả năng quản lý dòng tiền của chính doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần tái cơ cấu để phù hợp với khả năng tài chính. (Ảnh: Báo Đầu Tư)
Doanh nghiệp cần tái cơ cấu để phù hợp với khả năng tài chính. (Ảnh: Báo Đầu Tư)

TS. Đào Xuân Sơn - chuyên gia tài chính - ngân hàng cho biết, để thích ứng và giảm thiểu tác động, hệ lụy của lãi suất cao, Chính phủ cần tiếp tục điều chỉnh lãi suất theo tín hiệu thị trường một cách linh hoạt và phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, Chính phủ cần gia tăng sự quản lý, làm trong sạch và tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển một cách lành mạnh, vững bền; cần bán hàng thêm các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ nền kinh tế, giúp doanh nghiệp có thêm kênh huy động và giảm thiểu chi phí tiếp cận nguồn vốn.

Có thể khó khăn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng sẽ bị khai tử. Trong những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trước đây, có nhiều doanh nghiệp lớn sụp đổ nhưng sẽ có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ biết nắm bắt cơ hội và vươn lên trong khó khăn để trở thành những tập đoàn lớn./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/11/2024