ISSN-2815-5823
Thứ sáu, 10h54 23/07/2021

Nghiên cứu khoa học trên khỉ tại Mỹ

Cover image
(KDPT) – Chính phủ Mỹ được cho là đang nhân giống nhiều khỉ hơn với danh nghĩa nghiên cứu y sinh sau khi tình trạng khan hiếm động vật trở nên tồi tệ bởi đại dịch COVID-19.

Đầu tư hàng triệu đô la

Theo tạp chí khoa học Nature, nhu cầu đối với các loài linh trưởng ở Hoa Kỳ đã tăng vọt khi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cung cấp tài chính để nghiên cứu coronavirus bắt buộc phải sử dụng động vật trong thử nghiệm vắc xin vào năm ngoái.

Theo đó, NIH đã đầu tư khoảng 29 triệu đô la trong hai năm qua với mục tiêu xây dựng, cải tiến cơ sở hạ tầng và chăm sóc linh trưởng tại bảy Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia Hoa Kỳ (NPRC) và dự kiến ​​sẽ chi thêm 7,5 triệu đô la vào tháng 10 năm nay. Bộ Y tế Mỹ cũng cho biết, ngân sách sẽ thêm 30 triệu đô la để hỗ trợ đến 27% cơ sở hạ tầng tài tại NPRC và Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Caribe (CPRC).

Linh trưởng được sử dụng phổ biến nhất trong các chương trình nghiên cứu của NPRC. (Ảnh: Nature).

Báo cáo của Nature cho hay, khoảng 8 triệu đô la gần đây được dùng cho các NPRC. Hiện tại, NPRC có hơn 22.000 loài động vật bao gồm các loài gặm nhấm như chuột cống, chuột nhắt và chuột đồng.

Khỉ khổng lồ Rhesus là loài linh trưởng được sử dụng phổ biến nhất trong các chương trình nghiên cứu của NPRC. Họ giải thích điều này là do các “liên kết sinh học” trong loại khỉ này có nhiều điểm tương đồng với con người. Bên cạnh đó, khỉ đầu chó, khỉ đuôi dài và khỉ đuôi dài, marmoset (khỉ đuôi sóc)…cũng được đưa vào thử nghiệm.

Được biết, năm 2019 các nhà khoa học Hoa Kỳ đã sử dụng 68.257 động vật linh trưởng trong các nghiên cứu sinh học của mình.

Do đại dịch Covid-19 bùng phát, phía Trung Quốc đã dừng cung cấp khỉ cynomolgus (khỉ đuôi dài). Cho nên NIH đã phải triệu tập một ủy ban nội bộ vào năm 2020 để ưu tiên các dự án cần khỉ để nghiên cứu.

Nghiên cứu gây nhiều tranh cãi

Thử nghiệm trên động vật từ lâu đã gây tranh cãi rộng rãi luôn có xung đột giữa các nhóm bảo vệ quyền động vật với các nhà khoa học. Bên cạnh đó, nhiều hãng hàng không lớn quyết định không vận chuyển các loài linh trưởng do bị nhiều tổ chức bảo vệ động vật phản đối, khiến việc vận chuyển trở nên đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, đứng trước các thảo luận về tính luân lý, đạo đức trong các nghiên cứu này, các nhà khoa học khẳng định mình luôn đúng. Và cho rằng, linh trưởng không phải là con người. Và việc nghiên cứu để tìm ra vắc-xin và các phương pháp điều trị đối với bệnh tật của con người là rất quan trọng.

Một trong những “Câu hỏi thường gặp” về các cáo buộc lạm dụng hoặc ngược đãi động vật? NPRC cho rằng mình đã luôn tuân thủ đúng theo các quy định và hướng của Chính phủ.

Mặt khác, NPRC cho biết “Cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất, nhân ái cho động vật là ưu tiên hàng đầu và giúp đảm bảo kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học. Trong đó, nhân viên các trung tâm NPRC luôn theo dõi động vật hàng ngày để nhanh chóng giải quyết bất kỳ sự cố nào và tất cả động vật đều được kiểm tra toàn diện hàng năm, giống như con người”.

NPRC cũng khẳng định “Các trung tâm luôn tuân thủ các quy định và hướng dẫn được thiết lập bởi các cơ quan có thẩm quyền để có thể thực hiện công việc một cách bài bản nhất. Ngoài ra, tất cả các NPRC đều đầy đủ chứng nhận AAALAC Int., Tiêu chuẩn vàng trong chăm sóc động vật.”

DUY LỘC

Bạn đang đọc bài Nghiên cứu khoa học trên khỉ tại Mỹ tại chuyên mục Khoa học & Công nghệ.
Cung cấp thông tin, liên hệ đường dây nóng:
03694529040977600308.
Hoặc Email: [email protected]
[email protected]

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

Longform
kinhdoanhvaphattrien.vn | 04/05/2024