ISSN-2815-5823

Nhà đầu tư cần thận trọng khi "săn" nhà ngộp

(KDPT) - Nhà ngộp không phải là nhà bị “ngập nước”. Khái niệm về nhà ngộp vốn đã trở nên rất quen thuộc với giới đầu tư bất động sản chuyên nghiệp. Tìm hiểu thông tin chi tiết về đặc điểm của nhà ngộp để cảnh giác khi mua nhà ngộp.

Nhà ngộp là gì?

Thị trường định nghĩa nhà “ngộp” là những sản phẩm nhà được mua để đầu tư, song đến thời điểm đáo hạn ngân hàng cần tiền và nhà đầu tư kinh doanh khó khăn nên cần giải phóng loại nhà này để có tiền chi trả.

Ở nhiều thời điểm, nhiều nhà ngộp được rao bán tràn lan trên thị trường với giá bán thấp hơn từ 65-70% giá trị thực. Giá nhà ngộp khó rẻ nhiều hơn mức đó bởi nếu như vậy thì chủ sở hữu đã thế chấp ngân hàng. Đối với các loại nhà rẻ hơn từ 5-10% giá thị trường thì chỉ được gọi là sản phẩm giá tốt, mà không phải là hàng ngộp.

Đặc điểm của nhà ngộp

Lý do chính khiến nhà đầu tư bán nhà ngộp là “mua đỉnh bán đáy”. Họ không có phương án tài chính dự phòng với những trường hợp như vậy. Ngoài ra, nhà ngộp còn là loại bất động sản rủi ro về pháp lý hay tồn kho nên phải giảm giá. Dưới đây là một số đặc điểm của nhà ngộp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại nhà ở này.

Lý do chính khiến nhà đầu tư bán nhà ngộp là “mua đỉnh bán đáy
Lý do chính khiến nhà đầu tư bán nhà ngộp là “mua đỉnh bán đáy"
  • Nhà được gọi là nhà ngộp có thể do đầu cơ

Không ít nhà đầu tư đã vội vã mua bán nhà khi thị trường sốt nóng. Họ lướt cọc nên không chuẩn bị đủ tiền để thanh toán 100% giá trị nhà. Thế nhưng, khi thị trường chững lại hay đi xuống, họ không bán được và chắc chắn sẽ bị mất cọc nếu không có tiền thanh toán. Đó chính là sự “ngộp” vì sức ép tài chính phải trả. Do đó, nhà đầu tư phải rao bán cắt lỗ và những ngôi nhà đó được gọi là nhà ngộp.

  • Nhà ngộp có thể do tình hình tài chính cá nhân

Chẳng hạn như, một người đã đặt cọc mua một ngôi nhà và dự kiến sẽ có tiền về để thanh toán đúng tiến độ. Thế nhưng, nguồn tiền đã không về kịp vì nguyên nhân nào đó nên họ mất khả năng thanh toán. Đó có thể là nguồn vốn chung giữa các anh chị em, hay tiền cho vay chờ trả lại… Do vậy, họ phải bán nhà đó và sản phẩm này gọi là nhà ngộp. Ngoài ra, có những sự cố như chồng và vợ ly hôn cần chia tài sản nên dẫn tới việc bán gấp tài sản với giá thấp để kịp thời hoàn tất thủ tục.

  • Nhà ngộp xuất hiện khi bị lỗi về phong thủy, hoặc dính quy hoạch

Nhà có thể biến thành loại nhà ngộp nếu có yếu tố rủi ro về pháp lý như chưa có sổ, mua bán vi bằng, nhà sổ chung không rõ ràng hay lô đất bị tranh chấp… Vì những ngôi nhà này mua vào thấp nên bán ra cũng phải giảm giá mạnh thì mới có người chịu mua.

  • Sản phẩm có giá trị lớn cũng có thể là nhà ngộp

Phân khúc nhà thổ cư có biến động về giá không nhiều vì hầu hết nhà đầu tư mua có tài chính tương đối ổn định và họ thường ít sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm giá trị lớn như biệt thự hay shophouse hình thành trong tương lai được nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ dễ trở thành loại nhà ngộp.

Mục đích sử dụng phù hợp

Nhà ngộp được dùng làm gì? Như đã đề cập ở trên, đây là loại nhà được bán với giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực bởi nhà đầu tư (chủ sở hữu) đang chịu áp lực tài chính. Nhìn chung, loại nhà ngộp có thể được sử dụng cho những mục đích như:

  • Cho thuê

  • Kinh doanh tạm thời

Ưu nhược điểm của nhà ngộp

Nhà ngộp là những sản phẩm nhà mua để đầu tư, nhưng đến khi gặp khó khăn về tài chính hay đáo hạn ngân hàng buộc chủ sở hữu phải giải phóng ngôi nhà để có tiền. Tham khảo một vài ưu nhược điểm nổi bật của nhà ngộp như sau trước khi quyết định đầu tư mua loại nhà này.

Ưu điểm:

  • Giá trị của nhà ngộp rẻ hơn so với giá trị thực vốn có

  • Mang đến cơ hội đầu tư tiềm năng vì giá thấp hơn giá thị trường

Tuy nhiên, nhà ngộp cũng gây nên những rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư cần xem xét kỹ càng. Rủi ro có thể bao gồm khó khăn về dòng tiền, pháp lý… khiến họ rao bán cắt lỗ mạnh tay. Trước khi mua nhà ngộp, cần cân nhắc nhiều yếu tố và có sự hiểu biết sâu sắc về tình hình tài chính cá nhân và thị trường. 

Nhà ngộp cũng gây nên những rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư cần xem xét kỹ càng
Nhà ngộp cũng gây nên những rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư cần xem xét kỹ càng

Nhược điểm:

  • Chi phí sửa nhà cao vì loại nhà này thường phải cải tạo. Chi phí có thể tăng nhanh khiến lợi nhuận đầu tư sụt giảm

  • Gặp khó khăn trong việc bán lại hoặc cho thuê, đặc biệt khi ngôi nhà nằm ở khu vực có dân số ít hay không phổ biến

  • Rủi ro về pháp lý

  • Mất nhiều thời gian hơn so với mua nhà thông thường, gây giảm lợi nhuận tiềm năng

  • Giá bán không ổn định

Xu hướng phát triển trong tương lai của nhà ngộp

Trên thị trường bất động sản hiện nay, nhà ngộp đang là xu hướng nổi bật. Không ít công ty và nhân viên môi giới bám theo xu hướng này để tạo sự chú ý cho những ai đang tìm kiếm người mua nhà.

Tuy nhiên, xuất hiện nhiều thông tin về nhà ngộp được quảng cáo nhưng chưa chắc đã ngộp thực sự. Điều đó có nghĩa là chủ sở hữu chưa muốn xuống thang giá để bán giá thấp hơn so với mặt bằng chung.

Trong tương lai, nhiều công ty môi giới được cho là sử dụng trend về nhà ngộp để thu thập dữ liệu người có nhu cầu muốn mua nhà. Để thu hút nhiều người liên hệ, họ sẽ chạy những tin quảng cáo liên quan đến từ khóa nhà ngộp. Đây là cách mà nhiều công ty kinh doanh bất động sản sẽ áp dụng để có cơ sở dữ liệu về người có nhu cầu.

Nhà đầu tư cần thận trọng khi

Loại hình nhà ngộp được dự báo vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, đặc biệt là khi bất động sản hồi phục và tăng trưởng tốt. Bởi lẽ, đó là lúc nhiều nhà đầu tư tự tin xuống tiền hơn. Tuy vậy, cần hết sức cảnh giác và tìm hiểu kỹ thông tin khi mua nhà ngộp để tránh được những rủi ro không mong muốn

Kết bài

Nhìn chung, nhà ngộp đang ngày càng phát triển theo xu hướng tích của thị trường bất động sản. Nhà đầu tư cần xem xét kỹ càng nhiều yếu tố để tránh “tiền mất tật mang”. Hy vọng những thông tin ở bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhà ngộp và thận trọng khi giao dịch mua bán./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 23/11/2024