Nhà ở thương mại là gì? Các quy định cần biết cho người mua nhà
Nhà ở thương mại là gì?
Thế nào là nhà ở thương mại? Nhà ở thương mại còn có tên gọi khác là chung cư thương mại, là những căn nhà, căn hộ do cá nhân hoặc tổ chức đứng lên đầu tư và xây dựng. Mục đích là bán hoặc cho thuê trong thời gian dài.

Trong Khoản 4 Điều 3, Luật Nhà ở 2014 có nêu rõ, nhà ở thương mại là loại hình nhà ở được đầu tư, xây dựng để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua theo cơ chế của thị trường.
“Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.”
Đặc điểm nhà ở thương mại
Đồng bộ về tiện ích: Hầu hết các khu chung cư thương mại hiện nay đều được trang bị tiện ích hiện đại, phù hợp với nhu cầu sống đang dần nâng cao. Ví dụ: Khu vui chơi, khu thể thao, khu mua sắm, công viên, phòng cháy chữa cháy, phòng gym...
Diện tích đa dạng: Có nhiều lựa chọn về diện tích nhà ở khi mua nhà ở thương mại, phù hợp với nhiều dạng đối tượng gia đình nhiều thế hệ, gia đình trẻ hoặc hai vợ chồng.
Vị trí thuận tiện: Các căn chung cư thường được đặt tại vị trí “vàng”, nơi tập trung nhiều dân cư, văn phòng và có hệ thống giao thông tiện lợi.
Chi phí hợp lý: Giá nhà chung cư thương mại được đánh giá "mềm" hơn so với nhà đất; ngoài ra, người mua cũng được sở hữu căn hộ hoàn thiện về mặt xây dựng, có form sẵn nên dễ dàng thiết kế nội thất theo ý thích.
Pháp lý rõ ràng: Nhà ở thương mại được quy định rõ ràng trong luật Nhà ở 2014 nên người mua có thể yên tâm về mặt pháp lý.
Nhiều loại hình nhà ở thương mại: Condotel, biệt thự, nhà liền kề, shophouse, nhà phố, căn hộ...
Quy định tiêu chuẩn nhà ở thương mại
Theo Điều 24 trong Luật Nhà ở 2014, nhà ở thương mại được quy định như sau:
-
Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích sẽ do chủ đầu tư quyết định, tuy nhiên phải tuân theo quy hoạch chi tiết về xây dựng, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
-
Căn hộ chung cư phải xây theo kiểu khép kín; diện tích sàn phải theo tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng
-
Đối với dạng nhà ở riêng lẻ, phải xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng, kiểu thiết kế đã được phê duyệt theo đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.

Đánh giá ưu điểm - nhược điểm nhà ở thương mại
Nhà ở thương mại hiện là sự lựa chọn hàng đầu của người trẻ tại các thành phố. Tuy có nhiều lợi ích nhưng loại hình nhà ở trên vẫn tồn tại một số nhược điểm.
Ưu điểm
-
Chất lượng ổn định
-
Môi trường sống văn minh, hiện đại; các dự án thường chú trọng đến tiện ích và diện tích xanh
-
Mật độ xây dựng thấp
-
Không giới hạn đối tượng thuê và mua, chỉ cần đảm bảo nguồn tài chính
-
Chủ sở hữu được phép sang nhượng căn hộ.
Nhược điểm
-
So với những dự án như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có giá cao hơn nhiều
-
Cư dân cần phải nộp nhiều phí tiện ích chung
-
Chỉ có quyền sở hữu tối đa 50 năm
-
Khu nhà ở thương mại thường bị tác động nhiều bởi cộng đồng xung quanh.
Ngoài ra, người mua nhà ở thương mại hiện nay sẽ được hỗ trợ vay ngân hàng 70% giá trị của căn hộ và trả trong vòng 20-30 năm. Mỗi ngân hàng sẽ có chính sách hỗ trợ khác nhau. Đây cũng được xem là một ưu điểm lớn của nhà ở thương mại.
Đối tượng mua nhà ở thương mại
Hiện nay, không có quy định nào giới hạn về đối tượng mua nhà ở thương mại. Các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật quy định bao gồm:
-
Hộ gia đình, tổ chức hoặc cá nhân ở trong nước
-
Người Việt Nam nhưng đang định cư ở nước ngoài
-
Cá nhân, tổ chức nước ngoài (có quy định riêng).
Nhìn chung, nhà ở thương mại thích hợp cho những đối tượng trẻ tuổi ở thành phố. Đối tượng thường là những người có công việc và nguồn tài chính ổn định.
Đối với người cần vay vốn, sẽ phải đảm bảo các điều kiện sau:
-
Chưa có nhà do mình sở hữu, hoặc đã có nhưng diện tích bé
-
Có hộ khẩu tại tỉnh hoặc thành phố nơi có dự án xây nhà ở thương mại; trong trường hợp tạm trú, thì người tạm trú phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 1 năm trở lên, có xác nhận của cơ quan bảo hiểm
-
Đã có hợp đồng mua nhà, ký với chủ đầu tư dự án; dự án phải được thông qua bởi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Phân biệt nhà ở thương mại và nhà ở xã hội
Nhà ở thương mại và nhà ở xã hội thường bị nhầm lẫn, bởi hai loại nhà trên đều được cá nhân, tổ chức đầu tư và bán hoặc cho thuê. Tuy nhiên, mục đích sử dụng cũng như phân khúc người mua hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:
Tiêu chí | Nhà ở thương mại | Nhà ở xã hội |
Mục đích | Dùng để kinh doanh, thu mua lợi nhuận | Hỗ trợ về vấn đề nhà ở, an sinh xã hội cho người có thu nhập thấp, trung bình |
Diện tích | Không giới hạn diện tích sàn | Bị giới hạn trong diện tích 25-70m2 sàn |
Đối tượng mua/thuê | Tất cả đối tượng | Phải thuộc nhóm được phép mua nhà ở xã hội: Người có công với cách mạng, gia đình nghèo hoặc cận nghèo tại nông thôn, gia đình tại nơi thường xuyên có thiên tai, người thu nhập thấp tại đô thị, người lao động trong các khu công nghiệp,... |
Pháp lý | Không giới hạn số lượng căn hộ được mua Chủ sở hữu có quyền tự do chuyển nhượng hoặc cho thuê nhà Người quốc tịch Việt Nam sẽ được sở hữu nhà với thời hạn dài Người nước ngoài bị giới hạn thời gian sở hữu trong vòng 50 năm | Một hộ gia đình được quyền hưởng chính sách mua nhà ở xã hội 1 lần Chủ sở hữu chỉ được quyền bán nhà cho đối tượng cũng nằm trong diện được hưởng chính sách nhà ở xã hội Người nước ngoài không được phép mua nhà ở xã hội |
Giá | Giá rẻ, có ưu đãi giá VAT 5% thấp hơn so với nhà ở thương mại | Giá cao hơn so với nhà ở xã hội, được định giá dựa trên vị trí và chất lượng của công trình đó |
Chính sách hỗ trợ vay tiền | Không bị giới hạn ngân hàng vay tiền mua nhà | Chỉ được chọn một trong những ngân hàng quy định của Nhà nước:
|
Về tổng thể, hai loại nhà ở thương mại và nhà ở xã hội không thể “đặt lên bàn cân”, bởi chúng dành cho hai nhóm đối tượng khác nhau. Việc muốn sở hữu nhà ở xã hội cần dựa vào những điều kiện để được xét vào diện hưởng chính sách nhà ở xã hội.

Nhà ở thương mại là gì? Bài viết đã giải đáp trong bài viết trên. Cùng với đó, những thông tin liên quan đến nhà ở thương mại cũng được cung cấp đầy đủ. Hy vọng bài viết sẽ có ích với những người đang có ý định sở hữu một căn hộ thương mại cho riêng mình./.
- Thí điểm xây dựng nhà ở thương mại trên đất khác có thể làm giảm giá bán bất động sản
- "Cửa sáng" cho chủ đầu tư nhà ở thương mại
- HoREA: Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải dành một phần đất xây nhà ở xã hội