ISSN-2815-5823

Nhiều địa phương quyết tâm xây dựng nông thôn mới không có điểm dừng

(KDPT) - Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, nhiều địa phương đã tiếp tục xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Quảng Nam: Thị xã Điện Bàn xây dựng nông thôn mới với nhiều kết quả tích cực Xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội: Biến bất lợi thành cơ hội

Theo ông Đoàn Văn Hùng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nam Định, những kết quả xây dựng nông thôn mới giai đoạn đầu đã khích lệ mạnh mẽ các cá nhân, cộng đồng ở tỉnh. Người dân nông thôn Nam Định cảm nhận rõ xây dựng nông thôn mới đã mang lại nhiều đổi thay tích cực trong cuộc sống của mình. Xóm làng sáng, xanh, sạch đẹp hơn, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao hơn.

Chính vì vậy, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, các tầng lớp nhân dân ở Nam Định đang tiếp tục đoàn kết, đồng thuận, tích cực đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng xóm làng, xứ đạo của mình theo các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Nam Định, đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 191/204 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt 93,6%), 25/188 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đạt 13,3%). Nhiều huyện trong tỉnh đang hướng đến mục tiêu đạt chuẩn Huyện nông thôn mới kiểu mẫu...

Nông thôn mới Nam Định

Chỉ tính trong 2 năm (2021-2022), toàn tỉnh đã huy động khoảng 20.168 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách Trung ương chiếm 1,2%; ngân sách địa phương chiếm 6%; còn lại là vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác, vốn tín dụng và vốn doanh nghiệp, hợp tác xã và huy động cộng đồng) để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Tại Quảng Ninh, trong từng chặng đường phát triển, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách riêng về an sinh xã hội và ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho các vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào DTTS, các đối tượng chính sách, yếu thế. Nổi bật là Nghị quyết số 06-NQ/TU "Về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030". Nghị quyết đã đi vào cuộc sống, tạo thành động lực mạnh mẽ để các địa bàn khó khăn bứt phá, vươn lên. Và tỉnh cũng đã về đích Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trước 3 năm.

Nhân dân Quảng Ninh xây dựng nông thôn mới

Giai đoạn 2021-2025, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, trọng tâm là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bởi khi thực hiện thành công chương trình thành này sẽ đem đến nhiều lợi ích thiết thực, đáp ứng tốt nhu cầu về vật chất và tinh thần cho người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển toàn diện và bền vững trên tất cả các lĩnh vực./.

BẢO TRUNG

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 08/05/2024